Thời điểm ăn gừng tốt nhất trong ngày, mùa đông lạnh nên áp dụng ngay để phòng ốm vặt
Theo Đông y, gừng vẫn được sử dụng trong một số bài thuốc dùng vào buổi tối để trị bệnh, điển hình như việc dùng gừng + muối + mật ong, cô thành viên để ôn ấm thận, an thần giúp ngủ ngon…
> 3 nguyên tắc sống áp dụng từ 45 tuổi sẽ giúp bạn trường thọ
> 7 nguyên tắc ăn uống giúp trái tim khỏe mạnh
Nhiều ý kiến cho rằng nếu ăn gừng vào buổi sáng thì sẽ tốt hơn cả uống nhân sâm, còn sử dụng vào buổi tối thì “độc ngang thạch tín”. Trước những chia sẻ trên, Đại tá – lương y Bùi Hồng Minh (Hội Đông y quận Ba Đình – Hà Nội) cho biết, câu nói ăn gừng vào buổi tối độc ngang thạch tín chỉ là lời truyền miệng, không có cơ sở khoa học.
Theo Lương y Minh, trong sách cổ có câu nói này, tuy nhiên đây chỉ là kinh nghiệm chứ nhiều nghiên cứu đều không chứng minh được điều này. Thực tế cho thấy, việc sử dụng gừng vào buổi tối bằng cách này hay cách khác như nấu canh cho thêm chút gừng, gà rang gừng… vẫn được người dân sử dụng thường xuyên vào bữa cơm tối và không ai bị sao cả.
Còn về phương diện Đông y, gừng vẫn được sử dụng trong một số bài thuốc dùng vào buổi tối để trị bệnh, điển hình như việc dùng gừng + muối + mật ong, cô thành viên để ôn ấm thận, an thần giúp ngủ ngon…
Ảnh minh họa
Đồng quan điểm trên, lương y Vũ Quốc Trung (Hà Nội) cho biết, gừng có thể chữa được cảm lạnh và là vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong đông y. Theo đó, có khoảng 70% đơn thuốc đông y có vị gừng, qua đó có thể thấy rằng gừng có vị trí cực kỳ quan trọng trong hỗ trợ chữa bệnh.
Còn theo phân tích của y học hiện đại, gừng có chứa tinh dầu 2%–3%, chất nhựa 5%, chất béo 3%, tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaola. Gừng được cho là có nhiều công dụng tốt với sức khỏe.
Thực tế, kiêng ăn gừng vào buổi tối là do trong gừng có chứa chất Cineole giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp tinh thần sảng khoái. Nếu uống hoặc ăn gừng nhiều vào bữa tối, hoặc sau bữa tối sẽ khiến tinh thần sảng khoái, gây mất ngủ…
Gợi ý cách bổ sung gừng trong bữa sáng
Ảnh minh họa
Ngậm gừng tươi
Hãy thức dậy vào buổi sáng bằng việc ăn gừng tươi, cách chế biến rất đơn giản, dùng 4-5 lát gừng tươi tráng qua nước sôi để khử trùng, sau đó cho miếng gừng tươi vào mồm ngậm khoảng 10-30 phút. Trong lúc ngậm thì dùng răng dập nát gừng để tinh dầu gừng được giải phóng, vị cay của gừng sẽ dần từ miệng xuống dạ dày rồi thông lên lỗ mũi.
Duy trì thói quen này trong một thời gian bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi kỳ diệu trong cơ thể.
Thêm gừng vào cà phê
Cà phê là một trong những chất chống oxy hóa rất tốt. Khi cà phê kết hợp với gừng trở thành “bộ đôi” có tác dụng chống gốc tự do mạnh mẽ. Để phát huy được tác dụng của “bộ đôi” này, bạn chỉ cần thêm gừng xay vào cà phê (tối đa 1 muỗng cà phê mỗi cốc).
Thêm gừng vào đồ ăn
Để có một thức uống buổi sáng lành mạnh, bạn có thể thử thêm nước gừng vào sinh tố. Ngoài ra, nước gừng được sử dụng trong các món xào, trộn salad, bánh gừng, snaps gừng,…
Uống trà gừng
Trà gừng là một loại đồ uống phổ biến giúp làm ấm và mùa đông. Không chỉ làm ấm, gừng còn có tác dụng giữ bình tĩnh. Một tách trà gừng vào buổi sáng sẽ đặc biệt hữu ích trong việc làm giảm buồn nôn, say tàu xe hoặc ốm nghén do mang thai.
Bạn có thể dễ dàng tự pha trà gừng tại nhà bằng cách nghiền nhuyễn gừng và chế nước sôi trong vòng 10 phút. Bạn có thể thêm một chút đường để dễ uống hơn. Ngoài ra, bạn có thể tìm mua trà gừng đóng gói trong các cửa hàng.
Theo SKĐS
https://suckhoedoisong.vn/thoi-diem-an-gung-tot-nhat-trong-ngay-mua-dong-lanh-nen-ap-dung-ngay-de-phong-om-vat-16922010110483786.htm
>> Có thể bạn quan tâm: Ẩm thực châu âu tốt cho sức khỏe