Những cách bảo quản rau củ tốt nhất
Đã bao giờ bạn mua rau củ nhưng chưa kịp chế biến thì đã gặp tình trạng mốc, ngả màu hay héo úa? Rau củ bị hỏng trước khi được sử dụng là điều mà các đầu bếp thường xuyên gặp phải. Nhưng không chỉ riêng các đầu bếp tại gia, đến cả các đầu bếp lành nghề cũng phải đau đầu với câu hỏi: Làm thế nào để giữ thực phẩm tươi lâu hơn?
Một số loại trái cây và rau quả thích hợp được lưu trữ ở nơi có độ ẩm cao và nhiệt độ thấp, trong khi một số khác lại thích hợp được bảo quản khô ráo hoặc để ở nhiệt độ phòng. Thông thường khi lựa chọn các loại củ củ, phần lớn mọi người sẽ chọn loại có ngọn tươi. Nhưng thực tế là nếu muốn giữ củ được lâu hơn thì phải bỏ phần ngọn này đi.
Thay vì bảo quản rau củ tùy tiện bằng cách trực tiếp để trong tủ lạnh, hãy cùng Tomimarkets một số mẹo và thủ thuật giúp giữ cho thực phẩm tươi lâu hơn.
Cách bảo quản các loại rau tươi
Măng tây
Phần ngọn mềm của măng tây rất dễ bị héo khi bọc trong túi. Muốn giữ măng tây tươi lâu, hãy đổ khoảng 2cm nước lạnh vào một chiếc ly cao. Cắt phần đầu của các cọng măng tây khoảng 2cm.
Sau đó, dựng đứng măng tây trong ly nước, phải đảm bảo là tất cả các phần gốc đều ở trong nước. Quấn phần ngọn của măng tây bằng túi nhựa và để trong tủ lạnh khoảng một tuần.
Rau cần tây
Bạn có thể sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng cần tây tươi lâu hơn khi được bọc trong lá nhôm. Nhưng nhược điểm là không thể quan sát tình trạng của cần tây nếu bọc kín lại như vậy.
Cần tây có 95% là nước nên hoàn toàn có thể bảo quản trong môi trường nước. Vì thế các bạn có thể cắt cần tây thành từng đoạn và bỏ vào một thùng chứa ngập nước sau đó mới bảo quản trong tủ lạnh.
Rau diếp và rau xanh
Trước khi bảo quản rau diếp và rau xanh, hãy rửa thật sạch và để khô ráo nước bằng khăn giấy. Bọc lại trong khăn giấy khô rồi mới cất trong túi nilon nhưng chú ý phải để túi mở để không bị hấp hơi gây úng rau.
Khăn giấy giúp hút hết hơi nước trên rau, giữ cho rau diếp giòn và tươi lâu hơn.
Ngò tây và rau mùi
Những loại rau thơm này thường được mua về theo từng bó. Cũng vì thế mà việc bảo quản lại khó hơn các loại rau khác. Thế nhưng không phải là không có cách, bởi bạn chỉ cần rửa rồi sấy khô chúng, bọc lại trong túi nilon có lót giấy là được.
Ngoài ra cũng có thể cắt nhỏ rồi cấp đông, để trong từng khay kích cỡ vừa phải. Nhưng cách làm này thường được áp dụng khi rau thơm được bỏ vào món súp, món hầm hoặc các món nấu chín khác.
Rau củ còn thừa
Rau củ thừa cũng là vấn đề khiến nhiều người nội trợ đau đầu. Khi nhà có quá nhiều rau củ còn thừa và bạn không thể dùng ngay được, cách tốt nhất là cắt nhỏ và chần trong nước sôi. Sau đó để ráo rau của, gói lại và bỏ vào túi cấp đông.
Cách làm này phù hợp nhất khi rau củ thừa được sử dụng vào món hầm.
Cách bảo quản các loại quả mọng
Các loại quả mọng thường bị hỏng nhanh hơn rau củ khác. Để bảo quản hiệu quả, cách tốt nhất là giảm sự sinh sôi của vi khuẩn trên bề mặt quả bằng cách ngâm trong dung dịch dấm.
Sau khi ngâm quả mọng trong hỗn hợp dung dịch giấm pha nước với tỉ lệ 1 phần giấm – 3 phần nước, hãy để ráo nước và rửa sạch lại, chờ cho quả khô hoàn toàn rồi mới cất vào hộp có lót sẵn khăn giấy để hút ẩm.
>>>Có thể bạn quan tâm: NHỮNG Ý TƯỞNG TẬN DỤNG CƠM THỪA CHO MÓN ĂN NGON
Cách bảo quản các loại củ quả
Bắp ngô
Cách đơn giản và gọn nhẹ nhất là bọc bắp ngô bằng chính vỏ của nó. Sau đó gói thêm một lớp khăn giấy ẩm, đặt bắp ngô vào túi bảo quản kín rồi mới cất trong tủ lạnh.
Dưa chuột và bí đao
Dưa chuột thường được bọc chặt lại nếu muốn kéo dài thời gian bảo quản. Bên cạnh đó, bí đao cũng có thể áp dụng cách này.
Nhờ tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh mà dưa chuột và bí đao sẽ để được lâu hơn.
Gừng
Cách hiệu quả nhất để bảo quản gừng là cho chúng vào túi nhựa và ép hết không khí ra ngoài. Tiếp đó, hãy bỏ túi gừng vào ngăn đông lạnh hoặc cắt lát trước khi cấp đông.
Các bạn cũng có thể áp dụng cách gọt sạch vỏ gừng, nướng bề mặt ngoài và bỏ trong hộp kín, bảo quản tại ngăn đông tủ lạnh.
Hành tây
Bảo quản hành tây bằng tất quần, bạn đã nghe thấy cách làm này chưa? Có vẻ hơi kì lạ một chút vì ít ai lại dùng tất để bảo quản đồ ăn. Tuy nhiên đây lại là cách làm cực hiệu quả.
Dùng một chiếc tất giấy loại mỏng và nhét đầy hành tây vào trong, mỗi một củ hành tây lại thắt nút một lần cho đến hết. Làm như vậy hành tây sẽ tươi lâu hơn.
Khoai tây
Điều đầu tiên cần nhớ khi bảo quản khoai tây là không được để loại củ này ở gần hành tây bởi khí thoát ra từ hành tây có thể kích thích mọc mầm ở khoai nhanh hơn. Hơn nữa, môi trường có độ ẩm cao cũng là kẻ thù của các đầu bếp khi muốn bảo quản khoai tây lâu hơn.
Nếu ban đầu khoai tây được bọc trong túi nilon, hãy bỏ vào túi lưới hoặc giỏ, để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Cà chua
Cà chua được liệt vào loại hơi khó bảo quản hơn một chút. Ban đầu, hãy cất cà chua chưa chín lên kệ và để chúng chín tự nhiên. Sau khi quả đã chín hoàn toàn, bạn có thể cất giữa ở nhiệt độ 12 độ C.
Một mẹo thú vị nữa đến từ tác giả cuốn On Food and Cooking – ông Harold McGee – hãy bỏ cà chua khỏi tủ lạnh một hoặc hai người trước khi chế biến để cà chua “lấy lại hương vị” ban đầu.
Với những lời khuyên phía trên, Tomimarkets mong bạn có thể bảo quản hiệu quả rau của của mình để có thể tiết kiệm hợp lý, tránh lãng phí mà chất lượng bữa ăn vẫn được giữ nguyên.