Sai lầm khi nấu nước dùng
Mẹo bếp

Những sai lầm khi nấu nước dùng khiến món ăn giảm bớt vị ngon

Nấu nước dùng có thể được coi là một nghệ thuật trong nấu nướng. Không phải tự nhiên mà mỗi quán mỳ, canh hay phở đều có những “bí mật” trong nồi nước dùng của mình. Làm sao để tạo ra một nồi nước dùng ngon và tránh được những lỗi không đáng có? Hãy cùng Tomimarkets tìm hiểu về những sai lầm khi nấu nước dùng làm ảnh hưởng đến vị ngon của món ăn nhé!

Nấu nước dùng bằng nồi áp suất

Trong mỗi gia đình hầu hết đều có một chiếc nồi áp suất được sử dụng để làm các món hầm. Thói quen sử dụng nồi áp suất ngày càng phổ biến bởi độ tiện lợi, tiết kiệm thời gian và nhiên liệu nấu nướng. Tuy nhiên, đó lại là một trong những sai lầm đầu tiên của việc nấu nước dùng. Nồi áp suất với khả năng giữ nhiệt, đậy vung kín khiến cho nước dùng đục, mùi rất nồng và gây.

Sai lầm khi nấu nước dùng
Sử dụng nồi áp suất để nấu nước dùng khiến nước đục, có mùi nồng, gây

Với quy mô nấu nướng trong phạm vi gia đình, nguyên liệu ít, số lượng nhỏ, chúng ta ít nhận thấy điều này. Tuy nhiên, tại các nhà hàng, bếp ăn với số lượng lớn, điều này sẽ được biểu hiện rõ rệt trong màu sắc, mùi vị của nước dùng và vì thế việc nấu nước dùng bằng nồi áp suất được hạn chế tại các bếp ăn lớn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cà rốt và những mẹo hay ứng dụng trong nấu nướng

Hầm với lửa lớn

Nhiều người có thói quen hầm xương với lửa lớn để xương nhanh chín, tiết kiệm thời gian. Thế nhưng, phương pháp hầm xương này làm mất đi thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn, khiến cho xương bị khô, các nguyên liệu nấu cùng chưa chín kĩ hoặc bị chuyển màu. Ngoài ra, việc hầm với lửa quá to khiến cho màu sắc của nước dùng bị đục, có mùi nồng và làm giảm đáng kể hương vị của món ăn.

Hớt bọt, hớt luôn cả váng mỡ

Khi nước dùng sôi, nhiều bà nội trợ sẽ hớt lớp bọt trên cùng để nước canh được trong hơn. Đôi khi, bạn sẽ tiện tay hớt luôn lớp mỡ trên bề mặt bởi vốn dĩ bọt và mỡ rất khó phân tách và lớp mỡ khiến cho món ăn của bạn nhìn vào có cảm giác ngấy.

Sai lầm khi nấu nước dùng
Lớp bọt mỡ thực chất là lớp màng bảo vệ, ngăn nước dùng tiếp xúc với không khí và giúp nước dùng giữ được lâu hơn

Thực chất, lớp váng mỡ như một lớp màng bảo vệ, giúp cho nước dùng hạn chế bay hơi, bay mất các khoáng chất, qua đó gián tiếp giúp nước dùng để lâu trong thời gian dài mà không nhanh cạn, không bị mặn. Bên cạnh đó, lớp váng mỡ còn giúp nước dùng giữ nóng được rất lâu và lâu hỏng.

Trong khuôn khổ nấu ăn gia đình, để tránh tình trạng này. Bạn hãy vớt lớp bọt ngay từ khi luộc sơ xương bởi đây mới là lớp bọt được tích tụ của chất bẩn trong xương còn lớp bọt khi hầm xương thực chất chỉ là lớp màng protein mà thôi.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bạn đã biết hết những mẹo cắt gọt rau củ quả này chưa?

Hầm không đủ thời gian

Nấu nước dùng là một kỹ năng và nghệ thuật mà ở đó không có chỗ cho sự vội vàng. Để nấu được nồi nước dùng hoàn hảo, bạn cần canh thời gian hầm hợp lý cho từng loại nguyên liệu. Thông thường, nước dùng rau củ cần tối thiểu 30 phút, nước dùng cá và gà hầm từ 1 – 2 tiếng, nước dùng xương heo cần 4 – 5 tiếng và nước dùng xương bò cần khoảng 8 – 10 tiếng.

Sai lầm khi nấu nước dùng
Nước dùng yêu cầu cao về thời gian để đạt được hương vị như ý

Hãy ghi nhớ những điều trên đây để tạo ra những nồi nước dùng với vị ngon hoàn hảo và đầy đủ chất dinh dưỡng. Tomimarkets chúc bạn luôn thành công trong căn bếp của gia đình!

 

Đánh giá bài viết
Gọi ngay:091 759 36 36