Thế nào là gạo lứt?
Bạn có biết

Phân biệt gạo lứt và gạo trắng – khác nhau như thế nào?

Gạo lứt và gạo trắng là hai loại lương thực xuất hiện nhiều nhất trong thực đơn của bất kỳ gia đình nào. Nhưng liệu bạn có thể chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa chúng?

Lúa là loại cây lương thực có lịch sử hình thành lâu đời nhất, được thuần hóa cách đây khoảng 13.500 năm. Hiện nay, có 2 loại gạo phổ biến là gạo lứt và gạo trắng được sản xuất từ cây lúa. Chúng không chỉ khác nhau về hình thức bên ngoài mà còn chênh lệch về giá trị dinh dưỡng. Bằng chứng là gạo lứt được nhận xét mang lại nhiều lợi ích hơn cho cơ thể.

Dù chứa nhiều dinh dưỡng hơn gạo trắng, thế nhưng gạo lứt vẫn không thể thay thế hoàn toàn vị trí của gạo trắng trong đời sống của con người. Hãy cùng Tomimarkets tìm hiểu những nét đặc trưng tạo nên sự khác biệt của 2 loại gạo qua bài viết bên dưới nhé!

Định nghĩa gạo lứt

Theo nghiên cứu, gạo lứt tốt cho sức khỏe hơn do có nhiều dưỡng chất. Cả hai loại lương thực này đều có nguồn gốc là loại hạt ngũ cốc được bao bọc trong lớp vỏ trấu. Sau khi thu hoạch, cả 2 đều được xay xát để lấy gạo. Lớp vỏ ngoài có cám chứa nhiều chất xơ, một ít mầm chứa nhiều vitamin B và khoáng chất như: magie, kẽm, sắt…

Thế nào là gạo lứt?
Có lứt có màu sắc và hàm lượng dinh dưỡng khác với gạo trắng

Lớp cám gạo lứt tạo nên hương vị đặc trưng bởi chất xơ trong cám hoạt động như hàng rào bảo vệ, khiến hơi ẩm khó đi qua và bị hạt gạo hấp thụ. Tuy nhiên, thường xuyên sử dụng sẽ làm cơ thể thiếu hụt khoáng chất, xảy ra sâu răng vì lớp cám chứa axit phytic ngăn chặn sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Nếu ngâm qua đêm và bảo quản kỹ sẽ giúp chúng ta giảm thiểu được các tác động tiêu cực này.

Có nhiều thông tin cho biết asen có trong gạo và đặc biệt là nhiều hơn trong gạo lứt do tác động của axit phytic. Tuy nhiên chất độc này chỉ phát tán khi chúng ta nạp quá nhiều vào cơ thể và nấu không đúng cách.

Khái niệm gạo trắng

Khác với gạo lứt, gạo trắng được xếp vào loại ngũ cốc đã tinh chế do loại bỏ hoàn toàn cám và mầm, chỉ giữ lại hạt gạo trắng tinh nên ngoài calo và carbohydrate thì không cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng khác. Khi không còn vỏ cám, hạt gạo trắng dễ ngấm nước, mau mềm và nhanh chín. Cùng một lượng gạo và mức nước khi nấu, gạo trắng chỉ cần 15 phút để chín còn gạo lứt mất đến 50 phút.

Thế nào là gạo trắng?
Gạo trắng là thực phẩm quen thuộc trên các mâm cơm gia đình

Không chỉ ít vitamin và khoáng chất, gạo trắng còn có chỉ số đường huyết cao gây nguy cơ tăng đột biến lượng đường trong máu. Nếu đang mắc bệnh tiểu đường, bạn nên lưu ý điều chỉnh lượng gạo trắng cho hợp lý trong các bữa ăn.

>>> Có thể bạn quan tâm: NHỮNG Ý TƯỞNG TẬN DỤNG CƠM THỪA CHO MÓN ĂN NGON

Gạo lứt và gạo trắng có thể thay thế cho nhau hay không?

Nhìn chung, cả 2 loại gạo đều phù hợp với chế độ ăn uống lành mạnh. Tùy thuộc vào mục đích ăn uống, chúng ta có thể thay thế 2 loại gạo này với nhau trong các bữa ăn. Gạo lứt khi nấu chín sẽ dẻo hơn gạo trắng, có thể dùng để ăn kèm với salad, cà ri hoặc chế biến thành bánh gạo.

Gạo lứt và gạo trắng có thể thay thế nhau được không?
Do tính chất và độ dinh dưỡng nên gạo lứt và gạo trắng sẽ được lựa chọn theo nhu cầu tiêu thụ

Nếu đang theo đuổi chế độ ăn ít chất xơ đối với tình trạng viêm ruột, tiêu chảy hay sau khi phẫu thuật, hãy sử dụng cơm trắng thay vì cơm gạo lứt. Và ngược lại, nếu thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ nhằm tăng cường cholesterol và quản lý cân nặng, hãy ưu tiên ăn cơm gạo lứt.

Cách nấu gạo lứt và gạo trắng

Dù là gạo lứt hay gạo trắng thì chúng ta vẫn đang sử dụng hai trong số những loại ngũ cốc lâu đời nhất. Để có được những món ăn hợp khẩu vị, chúng ta nên lưu ý một số công thức nấu gạo lứt và gạo trắng dưới đây để đạt hiệu quả cao:

Nấu cơm trắng

Vo gạo nhiều lần trong nước sạch để mang lại những hạt gạo trắng sáng và mịn màng. Việc vo gạo kỹ không chỉ giúp cơm trông ngon miệng hơn mà còn loại bỏ đi các hóa chất độc hại chưa được làm sạch hoàn toàn khi thu hoạch và xay xát.

Cách nấu cơm trắng
Bát cơm trắng hầu như không bao giờ vắng mặt trong mâm cơm gia đình

Nấu cơm gạo lứt

Muốn cơm gạo lứt thơm ngon đòi hỏi chúng ta phải kiên nhẫn chờ đợi. Nếu cơm trắng nấu chín trong vòng 15 phút thì cơm gạo lứt phải gấp 3 lần thời gian. Tuy nhiên, sự chờ đợi sẽ được đền đáp xứng đáng bởi cơm gạo lứt mang lại hương vị thơm ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe.

Nấu cơm Pilaf

Cơm Pilaf là một món ăn được chế biến từ nguyên liệu như gạo, nghệ tây, thịt cừu, nho khô… được nấu chín trong nước luộc thịt. Đây là món cơm thơm ngon và bổ dưỡng có thể ăn kèm với nhiều thức ăn khác nhau.

Cách nấu cơm Pilaf
Bạn có thể đổi món cho thực đơn của mình bằng món ăn lạ miệng này

Cơm gạo lứt xào cải xanh và nấm hương

Cơm chiên là món ăn chứa nhiều chất béo nhưng nếu dùng gạo lứt để chế biến sẽ giúp cơ thể hạn chế hấp thụ calo. Bằng cách kết hợp cải xanh, nấm hương với gạo lứt, chúng ta sẽ dễ dàng có được một món ăn giàu dinh dưỡng.

Cơm Tây Ban Nha

Cơm Tây Ban Nha thực chất là món cơm rang thập cẩm với các loại rau, thịt đặc trưng của “xứ sở bò tót”. Một đĩa cơm có màu sắc sặc sỡ và thơm ngon sẽ mang đến cho bạn một bữa ăn bổ dưỡng.

Cơm Tây Ban Nha món ăn từ gạo
Cơm Tây Ban Nha có điểm nổi bật là các loại rau được chế biến cùng

>>>Có thể bạn quan tâm: LA COMIDA – BỮA TRƯA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TÂY BAN NHA

Pudding gạo

Gạo trắng chứa hàm lượng tinh bột cao phù hợp cho việc làm bánh pudding. Đây là món ăn phổ biến ở châu u với thành phần chính là gạo, sữa, kem tươi và đường nấu cùng nhau cho đến khi hỗn hợp cô đặc và mềm mịn.

Đánh giá bài viết
Gọi ngay:091 759 36 36