Top 7 loại thực phẩm cần chú ý khi mang thai
Khi mang thai, đặc biệt là mang thai lần đầu, rất nhiều bà mẹ trẻ đã và đang rơi vào trạng thái hoang mang. Thông thường, mỗi người đều có sở thích ăn uống tự do khác nhau. Tuy nhiên, khi bắt đầu mang thai, các mẹ bầu cần tìm hiểu xem những món ăn nào nên, những thực phẩm cần tránh khi mang thai
Bởi lẽ, cơ thể của chúng ta lúc này đã có thêm em bé. Nếu ăn uống không phù hợp, tử cung và thai nhi rất dễ gặp nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về những loại thực phẩm không nên ăn hoặc không nên ăn quá nhiều trong thời kỳ mang thai, giúp bảo vệ sự khỏe mạnh cho cả mẹ và bé. Cùng theo dõi để biết thêm chi tiết nhé!
Cafe là thứ cần tránh khi mang thai
Nạp quá nhiều caffeine khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng nếu caffeine đi qua nhau thai vào cơ thể em bé. Tuy nhiên, nếu sử dụng đúng liều lượng caffeine mà cơ thể cho phép (không quá 200 mg/ngày – tương đương 2 tách cà phê hoặc 3 tách trà) sẽ giúp tinh thần của thai phụ minh mẫn và vui vẻ hơn.
Có nhiều thắc mắc xoay quanh việc uống trà thảo dược có thật sự tốt khi mang thai hay không. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, chúng ta không nên uống quá 4 tách/ngày. Nếu bạn không chắc chắn về nguồn gốc và độ an toàn của một số loại trà thảo dược, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên hộ sinh để được tư vấn cụ thể.
Rượu
Đây chắc chắn là thức uống cấm kỵ sử dụng khi mang thai. Tương tự như caffeine, rượu ngấm vào cơ thể thai nhi qua nhau thai trong khi gan của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ các chức năng để xử lý rượu như người trưởng thành. Trong trường hợp tồi tệ nhất, lạm dụng rượu bia sẽ dẫn đến sảy thai, sinh non, trẻ sinh ra bị tổn thương thần kinh, nguy cơ mắc bệnh đao rất cao.
Trứng
Trứng có chứa hàm lượng đạm tương đối cao, nếu ăn từ 2 – 3 quả/tuần thì rất tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, có nhiều thai phụ ăn quá nhiều dẫn tới phản tác dụng vì dạ dày khó tiêu hóa và tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể.
Người xưa quan niệm rằng, ăn nhiều trứng vào cuối thai kỳ sẽ giúp tăng ký nhanh cho thai nhi. Tuy nhiên, điều này không được khoa học chứng minh và khuyến khích vì gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe thai sản. Lời khuyên dành cho các bà mẹ là nên uống sữa tươi hoặc nước ép để giúp thai nhi tăng ký thay vì sử dụng trứng
Không nên ăn quá nhiều phô mai và sữa khi mang thai
Khi mang thai, phụ nữ tuyệt đối không ăn các loại phô mai mềm màu vàng mọng (Brie, Chevre hay Camembert) hoặc phô mai mềm có gân xanh (Gorgonzola, Roquefort) vì chúng có chứa vi khuẩn gây hại listeria dù hàm lượng không nhiều.
Dù khả năng nhiễm listeria thấp khi ăn các loại phô mai xanh gân nếu chúng được nấu chín hoàn toàn. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, các mẹ bầu vẫn không nên ăn.
Đối với các loại phô mai cứng như Stilton, các mẹ có thể sử dụng ngay cả khi chúng không được khử trùng. Các loại phô mai mềm như Feta, Mozzarella cũng có thể ăn bình thường nếu chúng được nấu chín và khử trùng tuyệt đối.
Sữa không được tiệt trùng như sữa dê, sữa cừu hay các sản phẩm làm từ chúng (bao gồm sữa chua, kem… ) đều nên hạn chế vì chúng có chứa vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, sữa tiệt trùng và các sản phẩm làm từ chúng như kem, sữa chua đều an toàn cho sức khỏe của phụ nữ mang thai.
Bên cạnh đó, các thực phẩm thay thế sữa có nguồn gốc từ thực vật vẫn là lựa chọn an toàn nhất trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là những loại bổ sung nhiều canxi, vitamin B12 và iốt.
Cá và động vật có vỏ
Từ lâu, cá được biết đến là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu như đạm, chất béo omega – 3, iốt và selen. Tuy nhiên khi mang thai, phụ nữ không nên ăn các loại cá chứa nhiều dầu như cá thu, cá mòi, cá hồi… quá 2 lần/tuần.
Động vật có vỏ như thủy hải sản rất giàu canxi và các dưỡng chất thiết yếu cho thai sản. Tuy nhiên, chúng chỉ thật sự an toàn khi được ngâm rửa kỹ và nấu chín, bởi động vật có vỏ thường sống ở lớp bùn, cát dưới đáy nên dễ bị nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn.
Vì vậy, Tomimarket phân ra làm 2 nhóm cá như sau:
An toàn để ăn
- Cá hồi hun khói (nếu được đông lạnh trước)
- Sushi nếu được làm từ cá và động vật có vỏ nấu chín hoặc cá sống đông lạnh; sushi chay
- Động vật có vỏ (phải được nấu chín)
Tốt nhất nên tránh
- Cá sống và động vật có vỏ không được nấu chín
- Hàu
- Cá mập
- Cá kiếm
Dầu cá và vitamin
Phụ nữ mang thai nên bổ sung axit folic và vitamin NHS Healthy Start trong 3 tháng đầu để cung cấp lượng axit folic phù hợp. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải điều chỉnh liều lượng hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ. Uống dầu cá chứa quá nhiều vitamin A có thể gây hại cho thai nhi trong quá trình phát triển.
>>> Có thể bạn quan tâm: LỢI ÍCH BẤT NGỜ CỦA QUẢ CHÀ LÀ – MÓN QUÀ SỨC KHỎE TỪ THIÊN NHIÊN
Kem lạnh
Kem lạnh hay những đồ ăn lạnh có đá là món ăn yêu thích của rất nhiều người, nhất là khi thời tiết oi bức. Tuy nhiên, khi mang thai, chúng ta không nên ăn quá nhiều vì sẽ khiến mạch máu bị co thắt đột ngột, sức đề kháng bị suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút tấn công gây bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, ăn quá nhiều đồ ăn lạnh sẽ khiến các mẹ dễ bị đau nhức bụng dưới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé.
>>> Có thể bạn quan tâm: 4 BƯỚC CHẾ BIẾN GIĂM BÔNG ĐÚNG CHUẨN PHONG CÁCH CHÂU ÂU
Bài viết đã cung cấp cho các bà bầu những thực phẩm không nên ăn hoặc hạn chế ăn quá nhiều trong suốt thời gian mang thai. Bên cạnh đó, các mẹ nên tìm hiểu thêm các thực phẩm tốt cho cả mẹ và bé theo khuyến khích của các y bác sĩ chuyên môn để bồi bổ sức khỏe và giúp con nhanh x`.