Phân biệt thịt heo muối và thịt heo xông khói
Bạn có biết

Thịt heo muối và thịt heo xông khói khác nhau như thế nào?

Thịt heo muối và thịt heo xông khói là hai dòng sản phẩm gần đây càng ngày càng được yêu thích hơn. Không những có hương vị đậm đà, đặc trưng mà hai loại thịt này còn có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Nhưng chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc, đâu là sự khác biệt giữa hai loại thịt heo muối và thịt heo xông khói?

Thịt heo muối và thịt heo xông khói thường được làm từ cùng một phần trên con lợn như đùi, lưng hoặc bụng. Thịt heo sẽ qua các bước chế biến gồm nhiều giai đoạn như phơi khô, ngâm muối rồi xông khói trong thời gian khá dài. Thường thì các nhà máy sản xuất sẽ có cách để đẩy nhanh thời gian muối hoặc xông khói. Tuy nhiên, miếng thịt được muối và xông khói tự nhiên bao giờ cũng có hương vị chất lượng khác hẳn.

Dưới đây Tomimarkets sẽ chỉ ra đâu là sự khác biệt của thịt heo muối và thịt heo xông khói. Để từ đó, không khiến người tiêu dùng bị nhẫm lẫn mà mua sai sản phẩm không đúng với mục đích sử dụng của mình.

Thịt heo muối – kỹ thuật làm nên chất lượng

Cách chế biến thịt heo muối

Ngoại trừ các loại thịt heo qua ngâm muối rồi mới được xông khói thì có rất nhiều loại thịt heo trên thế giới chuyên được dùng để ngâm muối. Thịt heo sau khi được làm sạch sẽ được ngâm trong hỗn hợp nước muối hoặc chà xát muối lên bề mặt.Trong đó, hỗn hợp muối thường sẽ đi kèm các loại thảo mộc và gia vị khác nhằm tăng hương vị cho miếng thịt.

Đây là phương pháp để làm ra nhiều loại thịt heo muối và salami nổi tiếng thế giới. Đồng thời phương pháp này cũng rút nước trong thịt một cách tự nhiên, ngăn chặn sản sinh vi khuẩn trong thịt. Hơn nữa, vi khuẩn bên ngoài cũng không thể tiếp xúc với bề mặt thịt.

>>> Có thể bạn quan tâm: Thịt heo muối Tây Ban Nha – thịt nguội ngon nhất thế giới

Thành phẩm hảo hạng

Sau quá trình muối kéo dài tối thiểu 45 ngày và tối đa có thể lên đến 5 năm, bề mặt theo heo muối sẽ có mọt lớp vỏ cứng sẫm màu hình thành. Lớp vỏ này là nấm mốc tự nhiên cực mặn nên chỉ cần cạo bỏ là có thể thưởng thức thịt như thường.

Tùy giống heo và cách chế biến mà thịt heo muối sẽ có các thành phần dinh dưỡng đặc trưng. Nhưng hơn cả là vị mặn đậm đà không thể nhầm lẫn. Ngoài ra, thịt heo muối thường khá cứng và ít loại heo nào sản xuất được những tảng thịt heo muối vẫn giữ được kết cấu thịt mềm mịn và mọng nước.

Thịt heo muối
Thịt heo muối sẽ được cắt lát mỏng, thưởng thức cùng phô mai, rượu vang để tăng thêm hương vị

Để đánh giá chất lượng thịt heo muối, người ta sẽ dựa trên giống heo và kết cấu thịt. Giống heo càng nhiều dinh dưỡng, thịt còn giữ được độ ẩm và mềm mại dù qua thời gian dài ngâm muối thì miếng thịt càng đắt.

Tuy thịt heo muối có thể chế biến thành nhiều món tùy thích nhưng giữ nguyên và ăn trực tiếp từng lát mỏng hoặc ăn kèm cùng đồ ăn khác mới giữ được đúng hương vị của món ăn cao cấp này.

>>> Khám phá thêm: Đùi heo muối Hungary – món khoái khẩu trên bàn nhậu của đấng mày râu

Thịt heo xông khói – sự kết hợp hoàn hảo của quá trình ướp muối và xông khói

Tỉ mỉ từ quá trình chế biến

Thịt heo hun khói được chế biến bằng cách hun khói từ từ ở nhiệt độ thấp. Thông thường, người ta sẽ chọn các loại gỗ chuyên dụng để tạo khói hun thịt heo. Khói và nhiệt độ thấp sẽ làm thịt chín chậm. Từ đó, mùi hương của khói sẽ dần len lỏi vào các thớ thịt, kết hợp cùng hương vị sẵn có của thịt và cho ra loại hương vị đậm đà mới mẻ hơn.

Thịt heo xông khói
Thịt heo xông khói thường mọng nước và mềm thịt hơn thịt heo xông khói

Điểm khác biệt lớn nhất của thịt heo xông khói với thịt heo muối là trong quy trình chế biến. Phần lớn thịt heo xông khói đều sẽ được xử lý các bước y hệt với thịt heo muối rồi mới đến bước xông khói. Như vậy, ngoài cái mặn mà đặc trưng thì ưu điểm của thịt heo xông khói là có thêm mùi khói được xông chậm lẫn trong các thớ thịt.

>>> Đừng bỏ lỡ: “Thiên đường” thịt xông khói Hungary – niềm tự hào ẩm thực châu Âu

Thành phẩm là sự kết hợp của mùi thơm và hương vị

Thịt xông khói tuy có quy trình chế biến ban đầu khá giống với thịt heo muối nhưng bước muối ở thịt heo xông khói không kéo dài. Thành phẩm thịt cho ra cũng sẽ có sự mềm mại, mọng nước hơn với lớp da bên ngoài khá giòn.

Ngoài ra cũng có phương pháp khác là là xông khói lạnh ở nhiệt độ dưới 35 độ C trong vài ngày, thậm chí vài tuần. Cách làm này cũng kiểm soát được vi khuẩn hiệu quả. Sau khi hun khói hoàn thành, người ta có thể để thịt phơi khô thêm vài tháng với tùy loại và tùy nhu cầu chế biến.