Dạy trẻ lối cư xử trên bàn ăn Tomimarkets
Bạn có biết

Dạy trẻ lối cư xử trên bàn ăn ngay từ khi còn bé

Hẳn không ít người trong chúng ta đã phải đau đầu với việc con nhỏ có thói quen ăn uống không mấy lịch sự trên bàn ăn, ví dụ như vừa mở miệng vừa nhai, dùng tay bốc đồ ăn, ợ hơi, và hàng loạt hành động khác. Chìa khóa để cải thiện tình trạng này nằm ở phương pháp các bậc phụ huynh dạy trẻ như thế nào. Hãy cùng Tomimarkets tìm hiểu về cách giáo dục lối cư xử trên bàn ăn dành cho trẻ em trong bài viết này nhé.

Trước khi bắt đầu, chúng ta cần nhớ rằng, điều quan trọng là bản thân các bậc phụ huynh chính là hình mẫu tốt nhất của con cái. Bất cứ điều gì chúng ta nói hoặc hành động đều có thể lặp lại ở bản sao mini của chính mình. Hãy chắc chắn rằng bản thân đang cư xử đúng mực và là một tấm gương tích cực cho con trẻ.

Lối cư xử trên bàn ăn là gì? 

Nếu ta nói với đứa con tầm tuổi mẫu giáo của mình rằng con cần có lối cư xử trên bàn ăn thật tốt, hẳn đứa trẻ sẽ không hiểu bạn đang muốn gì. Hãy giải thích rằng lối cư xử là cách thể hiện sự hào phóng và đúng mực với mọi người trên bàn ăn, kể cả khi bé đang ăn ở nhà, tại nhà hàng hay ở nhà bất cứ ai. Nói rằng lối cư xử là những nguyên tắc trên bàn ăn và là cách để cho mọi người, bao gồm cả bố mẹ, thấy rằng bé là một đứa trẻ ngoan.

>>> TRANG TRÍ PHÔ MAI – 7 BƯỚC ĐỂ CÓ MỘT BÀN TIỆC ĐẸP MẮT

Cư xử trên bàn ăn trước khi bữa tối bắt đầu

Việc dạy trẻ cư xử trên bàn ăn sao cho đúng mực có thể thực hiện ngay trước bữa ăn. Việc đầu tiên chính là rửa tay. Hãy đề cập đến chuyện rửa tay và cách rửa tay đúng trước mỗi bữa ăn với con. Ta nên nhắc con cần rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trong khoảng 20 giây (bạn có thể để con hát bài hát Bảng chữ cái tiếng Anh hoặc Chúc mừng sinh nhật 2 lần trong khi rửa tay).

Dạy trẻ cách cư xử trên bàn ăn Tomimarkets
Dạy trẻ cách cư xử trên bàn ăn từ nhỏ sẽ có tác động tốt đến tính cách của trẻ sau này

Nếu bé dưới 5 tuổi, có thể đứa trẻ sẽ cần sự hỗ trợ của bạn. Để rèn thói quen này, hãy để con nhìn chính chúng ta rửa tay trước khi ăn. Hoặc, hãy rửa tay cùng con tại bồn rửa trước khi ngồi xuống bàn ăn.

Dạy trẻ cách cư xử trên bàn ăn

Có rất nhiều thời điểm để giáo dục khi cả gia đình đang ăn tối. Ví dụ, nếu đứa trẻ chồm qua người khác để lấy khoai tây, hãy nhắc nhở con nhẹ nhàng, chẳng hạn như “Mẹ biết là con đang đói, nhưng lần sau hãy nhờ mẹ lấy hộ thay vì vươn tay qua mặt mọi người như vậy nhé.” Đừng quên làm mẫu cho con thấy.

Ở tầm 3 tuổi, bé có thể bắt đầu cầm đũa, nhưng bé có thể chưa thành thạo ngay. Một số loại đồ ăn như cơm, đậu, hay nước sốt sẽ rất kho gắp bằng đũa. Đừng bắt bé phải làm được ngay, mà hãy chỉ ra lỗi sai một cách nhẹ nhàng.

Cư xử trên bàn ăn trước khi bữa tối bắt đầu
Cách cư xử trên bàn sẽ từ từ hành thành thói quen tốt cho trẻ

Ngoài ra, ta có thể còn phải chỉ ra rằng con nên sử dụng khăn ăn thay vì tay áo hoặc áo của mình. Đến năm 3 tuổi, trẻ con nên ăn cùng yếm, và món đồ này có thể dùng để lau tay và mặt. Tuy nhiên, đừng quên làm mẫu trước cho con về cách sử dụng yếm.

Khi trẻ dùng bữa xong, hãy giữ chúng ngồi nguyên trên ghế cho đến khi bạn cho phép con rời bàn. Điều này có thể khó khăn với những đứa trẻ khi phải ngồi im cho đến khi tất cả mọi người ăn xong, vì vậy một khi ăn xong, hãy để trẻ làm việc khác. Dạy con mình cách nói “Cảm ơn vì bữa ăn”, và chỉ cho trẻ cách tự dọn đĩa, cốc, và những đồ dùng khác vào bồn rửa.

>>> CHẾ BIẾN CÁ NGỪ – NHỮNG CHI TIẾT TẠO NÊN HƯƠNG VỊ ĐẲNG CẤP

Dạy trẻ thế nào là không sạch sẽ

Những đứa trẻ ở độ tuổi mẫu giáo có thể có những hành vi được đánh giá là “không biết cách cư xử trên bàn ăn”. Nhiều hành động như vậy nhằm thu hút sự chú ý, vì vậy hãy cẩn thận khi phạt chúng. Hãy sửa những hành vi đó, đặc biệt là khi hành vi đó đã lặp lại nhiều lần. Cũng cần lưu ý rằng có thể con đang xem phản ứng của chúng ta như thế nào.

Nhiều đứa trẻ thích ợ hơi vì nghĩ rằng ợ hơi rất buồn cười. Nhưng đối với người lớn, đó là một hành động bất lịch sự. Vì vậy, hãy dặn dò con rằng phải ngậm miệng khi ợ hơi, và phải nói “xin lỗi” sau đó. Một trong số các nguyên nhân khiến trẻ bị ợ hơi là ăn quá nhanh. Vì vậy, hãy đảm bảo đồ ăn của con mình được cắt nhỏ.

Dạy trẻ thế nào là không sạch sẽ
Ý thức về tính sạch sẽ trên bàn ăn sẽ giúp trẻ gọn gàng và sạch sẽ hơn sau này

Bên cạnh đó, hãy dạy trẻ em cách sử dụng đũa và muỗng đúng cách để ngăn chúng chơi đùa với đồ ăn – một kiểu kéo dài thời gian dùng bữa phổ biến. Bất kể đứa bé đang làm gì – thổi bong bóng sữa, ném đậu lung tung,…. hãy lấy đi “công cụ gây án” và nhắc rằng nếu tiếp tục làm như vậy, con sẽ không còn được ngồi ăn chung với cả nhà nữa.

Một trong số các hành động khiến chúng ta khó chịu chính là việc con vừa nhai vừa mở miệng. Đây là một hành vi học được từ người khác, vì vậy khá khó để sửa lại. Nếu sau một vài lần nhắc nhở mà vẫn thấy con nhai nhồm nhoàm, hãy thử đặt một chiếc gương trước mặt con để bé tự thấy rằng bản thân đang làm gì và trông nó thiếu sạch sẽ thế nào. Nếu trẻ vừa nhai vừa nói, chúng ta hãy nhắc nhở nhẹ nhàng để trẻ tự ý thức được hành vi của mình.

Một số đứa trẻ còn nhổ đồ ăn, đặc biệt với những món chúng không thích. Và chắc chắn đây là hành vi đáng khiển trách. Nhắc nhở con rằng một khi bỏ đồ ăn gì vào mồm, con sẽ phải nhai và nuốt nó hoàn toàn.

>>> SIÊU THỰC PHẨM – NHỮNG MÓN ĂN LUÔN CÓ TRONG CĂN BẾP GIA ĐÌNH

Cư xử trên bàn ăn: Dạy trẻ những lời nên nói

Lối cư xử trên bàn ăn tốt không chỉ dừng ở việc nói “vâng ạ” và “cảm ơn”, dù đây là một phần quan trọng, mà còn bao gồm cả việc dạy trẻ về những gì không được nói. Trẻ con thường không có đủ khả năng để chọn lọc được những gì nên nói, không nên nói. Chính vì thế, nếu chúng không thích cái gì đều sẽ nói ra thành lời. May mắn thay, khả năng nghĩ trước nói sau sẽ hình thành dần theo tuổi tác. Chúng ta có thể dạy trẻ rằng “Nếu con không nói được gì tốt đẹp thì đừng nói gì”. Hãy giải thích rằng khi con nói điều tệ về món ăn hay làm mặt xấu, nó có thể gây tổn thương tới người đã nấu món ăn này. Đồng thời, hãy dạy trẻ cách khen ngợi những gì mình thích về bữa ăn.

Dạy trẻ những lời nên nói Tomimarkets
Câu từ trên bàn ăn cũng là một điều cần ghi nhớ khi học cách cư xử đúng mực trên bàn ăn

Bữa tối gia đình là cơ hội tuyệt vời để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau vào cuối ngày và chia sẻ những sự kiện hoặc tin tức thú vị. Bé tầm tuổi mẫu giáo hẳn sẽ rất hào hứng khi được cùng ăn tối với gia đình và ắt sẽ đem đến nhiều điều thú vị. Tuy nhiên, việc đợi đến thời điểm nên nói cũng là việc quan trọng. Điều này có thể khó khăn đối với trẻ em, vì vậy ta cần kiên nhẫn. Hãy nói rằng, “Con cần đợi một phút sau khi chị con kể xong câu chuyện của chị. Sau đó sẽ đến lượt con.” Ngoại lệ duy nhất là khi bé cần đi vệ sinh.

Nguyên tắc quan trọng nhất khi dạy trẻ cư xử trên bàn ăn chính là cho bé biết việc mắc sai lầm là hoàn toàn ổn. Học và thể hiện lối cư xử tốt là điều trẻ sẽ thực hiện cả cuộc đời của mình. Tomimarkets – Chuyện bếp hy vọng khi chúng ta dạy chúng những kỹ năng cơ bản để hoàn thiện điều này, chúng sẽ hoàn toàn tự tin giao tiếp trong xã hội khi lớn lên. Một ngày nào đó, trẻ sẽ cảm thấy biết ơn về những điều được học từ tấm bé.

Đánh giá bài viết
Gọi ngay:091 759 36 36