Điểm danh các bước đại kỵ khi luộc tôm khiến thành phẩm khác xa mong đợi
Khi luộc tôm, nhiều chị em có thói quen cho thẳng tôm vào nồi từ đầu, việc này lại khiến tôm mất đi vẻ tươi ngon, mất cả độ ngọt và còn khiến tôm bị tanh.
Các đầu bếp chuyên nghiệp chia sẻ rằng khi chế biến món tôm luộc, kỵ nhất là sau khi sơ chế, làm sạch xong cho luôn tôm vào luộc. Điều này sẽ không tránh khỏi tôm bị tanh, không đủ thơm ngon, đậm đà.
Để tôm luộc luôn thơm ngọt
Cách luộc tôm thơm ngọt nằm ở bí quyết ngâm tôm với rượu trắng. Sau khi làm sạch tôm, chị em cho vào tô, đổ thêm nửa chén rượu trắng và ướp trong khoảng 10 phút. Cách này sẽ giúp tôm thêm sạch và quan trọng hơn sẽ khử hết được mùi tanh của tôm, đồng thời giúp tôm khi chín mềm và ngọt thịt hơn.
Một bí quyết quan trọng nữa là khi luộc tôm cần luộc trong nước sôi, không đun tôm cùng với nước lạnh. Điều này sẽ làm tôm mất đi vẻ tươi ngon, mất cả độ ngọt và còn khiến tôm bị tanh. Sau khi ướp tôm, chị em cho nước sạch vào nồi đun sôi. Cho thêm gừng, một củ sả đập dập, nửa thìa dầu mè, rồi sau đó mới cho tôm vào. Luộc sôi khoảng 2 phút, khi tôm co lại, toàn thân chuyển sang màu hồng đỏ là có thể vớt ra. Chú ý không nên luộc tôm quá lâu, điều này sẽ khiến tôm bị khô, cứng, thịt bở.
Chị em nên vớt tôm vào rổ thủng, để ráo trước khi xếp ra đĩa. Không nên vớt ngay ra đĩa, nước rỉ ra từ tôm sẽ khiến tôm mềm, nhão, mất độ săn chắc và ngon mắt.
>>> Xem thêm: MÁCH NHỎ BỮA SÁNG NGON – BỔ – TIỆN CHO NHỮNG AI ĐANG PHẢI LÀM VIỆC Ở NHÀ MÙA DỊCH
Bí quyết để tôm luộc đỏ hồng đẹp mắt
Đó chính là dầu mè. Gia vị này cũng chính là bí quyết cho món tôm luộc luôn đỏ au, đều màu và bắt mắt.
Trong quá trình đun sôi nước luộc tôm, chị em cho các gia vị giúp làm dậy mùi, đồng thời khử mùi tanh của tôm như gừng, sả. Sau khi nước sôi bạn đổ tôm vào, đồng thời cho thêm một thìa dầu mè. Tôm ngấm màu dầu mè sẽ có màu đỏ sáng sống động, hương vị tôm cũng thơm ngon đậm đà hơn.
Lưu ý: Khi chọn tôm, trước hết phải chọn tôm còn sống. Chị em chú ý thấy tôm có vỏ bóng, trơn, sống giữa thân tôm tươi và trong, đó mới là tôm ngon, chắc thịt.
Cách chọn tôm tươi ngon
Quan sát thân tôm và dầu tôm
Tôm tươi có phần thân hơi cong, thịt căng chắc, tôm có thể không to và phần thịt sẽ không dày lên khác thường.
Vỏ tôm tươi phải bóng, trơn, sống giữa thân tôm sáng trong.
Không nên mua những con tôm mà phần chân đã chuyển sang màu đen vì đây là dấu hiệu cho thấy chúng đã bị hỏng.
Quan sát đuôi tôm
Kiểm tra phần đuôi tôm sẽ giúp bạn xác dịnh được độ tuơi sống của chúng. Để kiểm tra độ tươi của tôm, bạn chỉ cần đưa tôm ra ánh sáng, kéo dài thân tôm và xem độ rộng giữa các khớp trên lớp vỏ và thịt. Nếu phần khớp rộng chứng tỏ là tôm đã để lâu hoặc để tủ lạnh. Khớp tôm càng hẹp thì tôm càng tươi.
Ngoài ra, khi cầm tôm lên nếu thấy có cảm giác sạn dưới ngón tay hoặc tôm bị nhớt, dính vào nhau khi không nên mua.
Hình dáng con tôm
Những con tôm tươi sẽ có dáng thẳng hoặc hơi cong cong. Tôm để lâu, tôm hỏng thường có thân uống thành hình tròn.
Cách chọn tôm theo từng loại
- Tôm sú: Đây là loại tôm nuôi, có kích thước khá lớn. Trước hết, tôm phải còn sống, vỏ bóng, trơn, sống giữa thân thôm tươi và trong. Như vậy tôm mới ngon, chắc thịt.
- Tôm sắt: Loại tôm này có kích thước nhỏ nhưng vị ngọt đậm đà. Bà nội chợ nên chọn con tôm còn tươi, có màu hồng trắng. Nếu vỏ chuyển sang màu hồng đậm là tôm để lâu.
- Tôm he: Tôm còn nhảy tanh tách, màu hồng trắng, mắt xanh là những con tôm ngon.
- Tôm hùm: Phần càng xanh trong, vỏ tươi bóng. Tốt nhất là nên mua tôm còn bơi khỏe, hạn chế mua loại tôm đông lạnh.
Theo Vietnamnet