ĂN NGON,  Công thức hay

Mách nhỏ bữa sáng ngon – bổ – tiện cho những ai đang phải làm việc ở nhà mùa dịch

Dù làm việc ở đâu, bạn cũng đừng bao giờ bỏ bữa sáng nhé!

Làm việc tại nhà trong mùa dịch, bạn sẽ có nhiều thời gian chuẩn bị bữa sáng đủ dinh dưỡng. Dưới đây là danh sách một số món bạn có thể tham khảo.

Các món chế biến từ bún

Nếu đang trong chế độ ăn eat clean, bạn có thể tham khảo món bún lứt mọc. Đầu tiên, bạn chuẩn bị một nồi nước sôi, thả cà chua thái miếng vào và đun chín mềm. Tiếp đến, bạn thả mọc vào, loại bán sẵn ở các siêu thị. Phần thịt bò hoặc thăn chuột heo được thái mỏng, chần chín tới. Bạn nêm nếm nước dùng vừa ăn. Sau cùng, bạn xếp bún, mọc, thịt, hành, mùi vào bát và chan nước dùng. Bún lứt cũng được bán nhiều ở các siêu thị.

Bún gạo lứt

Bún bắp bò cũng là gợi ý bạn có thể tham khảo. Tôi thường chọn bắp bò hoa để chế biến. Bắp bò sau khi làm sạch được hầm trong nồi áp suất trong 30 phút cùng hoa hồi, quế, thảo quả và hành khô nướng. Nước dùng có hương thơm ngũ vị, bạn có thể nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng. Nếu có sẵn máy làm bún, bạn nên chuẩn bị bún tươi từ tối và để ngăn mát tủ lạnh. Tiện lợi hơn, bạn có thể dùng mua bún khô bán sẵn trong siêu thị.

Một món bún hấp dẫn khác cho bữa sáng dinh dưỡng trong mùa dịch là bún sườn cây. Tôi thường hầm cả cây sườn, độ mềm vừa phải. Để tiết kiệm thời gian, bạn nên hầm sườn từ tối. Buổi sáng, bạn cần chuẩn bị cà chua thả nồi nước ninh sườn, nấu mềm và nêm gia vị vừa ăn. Cà chua chín, bạn xếp bún, sườn cây, thêm hành lá, chan nước dùng và thưởng thức.

>>> Xem thêm: MÁCH NHỎ CHỊ EM 999 CÁCH ĂN SẤU NGON – BỔ – LẠ CHO HÈ NÀY

Sinh tố từ trái cây theo mùa

Một ngày làm việc tại nhà sẽ hứng khởi hơn với bữa sáng chất lượng. Ngoài các món chế biến nóng, tôi cũng thường xuyên đổi bữa cho gia đình bằng các bữa sáng với sinh tố rau củ quả ăn kèm ngũ cốc. Tôi chia nguyên liệu thành nhiều nhóm: rau xanh (cải kale, bó xôi, xà lách…), trái cây ngọt (chuối chín, xoài chín, táo đỏ…), trái cây mọng (dâu tây, mâm xôi đen, việt quất…), hạt béo (hạt chia, lanh, hạnh nhân, óc chó, điều…), tinh bột (yến mạch…), hạt giàu đạm (hạt bí, gai dầu…), chất lỏng (sữa hạt, nước dừa, nước lọc, sữa tươi…), bột (tảo xoắn, chùm ngây…).

Sinh tố rau củ kèm ngũ cốc theo mùa

Đang trong mùa bơ, bạn có thể tận dụng loại trái cây bổ dưỡng này để chế biến bữa sáng. Bữa ăn nhanh gọn và dinh dưỡng này gồm có bơ thái lát, trứng lòng đào và bánh mì nguyên cám.

Ăn ngũ cốc với sữa tươi dạng lạnh

Hy vọng với những gợi ý trên, bạn và gia đình có thể thay đổi bữa sáng đa dạng, đủ dinh dưỡng, hợp lý mà vẫn luôn đảm bảo sức khỏe trong suốt mùa dịch.

Bước 1: Đầu tiên, đổ ngũ cốc ra một cái bát. Lượng ngũ cốc sẽ phụ thuộc vào khẩu vị và khẩu phần của từng người nhé. Với một bát ngũ cốc lớn thì có thể giúp bạn no trong nhiều giờ, còn chỉ với một bát nhỏ thì sẽ là một món ăn nhẹ tuyệt vời.

Lưu ý: không nên đổ quá nhiều vì bạn còn phải cho sữa vào nữa đó. Và hãy nhớ đóng túi hoặc bỏ hộp để ngũ cốc không bị ôi thiu và kéo dài thời gian sử dụng nhé.

Ngũ cốc cùng sữa tươi cực bổ dưỡng

Bước 2: Hãy thêm sữa vào bát ngũ cốc tùy vào sở thích của bạn nhé. Bắt đầu rót từ từ cho đến khi ngũ cốc nổi một chút. Nếu bạn muốn ngũ cốc có một chút độ ẩm và giữ được độ giòn thì hãy đổ một lượng nhỏ thôi. Còn muốn ngũ cốc mềm và có vị béo béo thì cứ cho nhiều nếu thích nhé.

Bước 3: Bạn có thể thêm các nguyên liệu khác vào hỗn hợp nếu thích nè. Có thể thêm một chút trái cây như: chuối cắt nhỏ, lát dâu tây hoặc quả việt quất. Nếu bạn thấy ngũ cốc còn nhạt nhẽo thì có thể thêm bất cứ thứ gì bạn thích vào nhé.

Bước 4: Khi bạn đã ăn hết ngũ cốc thì hãy uống hết sữa ở phía dưới (nếu còn) nhé. Bạn không nên lãng phí nha, hãy uống trực tiếp phần sữa đó hoặc cho thêm vào một ít ngũ cốc và ăn tiếp tục nào.

Lưu ý: Độ giòn của ngũ cốc sẽ phụ thuộc vào tốc độ ăn của bạn. Nếu bạn ăn nhanh, nó vẫn có một chút giòn. Còn nếu bạn đang thưởng thức từng miếng thì ngũ cốc sẽ mềm hơn hẳn.

Theo: Zing, Bách Hóa Xanh