7 nhầm lẫn phổ biến ai cũng mắc phải khi dùng chảo gang
Sử dụng chảo chống dính đang trở thành xu hướng được nhiều bà nội trợ lựa chọn. Thế nhưng, ít ai biết rằng chảo gang mới là loại chảo có khả năng giữ nhiệt tốt và độ bền cao hơn. Chảo làm bằng gang thường nặng nhưng chống dính tự nhiên giúp món ăn thơm ngon và tuyệt đối an toàn cho sức khỏe. Vì vậy, chảo gang ngày nay vẫn được nhiều người lựa chọn sử dụng và đủ sức cạnh tranh với chảo chống dính trên thị trường đồ gia dụng.
Tuy nhiên, nhiều bà mẹ vẫn còn nhiều hiểu lầm đối với loại chảo lâu đời này. Cùng tìm hiểu xem những nhầm lẫn đó là gì để tìm cách khắc phục nhé!
Chảo gang rất khó bảo quản
Về lý thuyết: Gang là vật liệu giòn, dễ gỉ sét và sứt mẻ. Mua một chiếc chảo gang giống như việc nhận nuôi một đứa trẻ sơ sinh, chúng ta cần hết sức cẩn thận và nhẹ nhàng với nó.
Trên thực tế: Chảo gang được mô tả là cứng như đinh. Đó là lý do tại sao một chiếc chảo gang trên 70 tuổi vẫn còn tồn tại trong các cửa hàng đồ cổ. Các dụng cụ làm bằng gang rất khó bị phá hủy hoàn toàn. Việc bảo quản món đồ bếp này cũng rất dễ dàng, có thể treo hoặc lồng vào nhau mà không lo việc chảo bị hư hỏng.
Chảo gang hấp thu và phân tán nhiệt không đều
Về lý thuyết: Việc chế biến bít tết và khoai tây chiên đòi hỏi nhiệt độ cao và đều. Thông thường, nhiều người vẫn dùng chảo gang để nấu chúng. Vậy chảo gang hấp thụ và phân phối nhiệt đều đúng không?
Trên thực tế: Gang rất tệ trong việc dẫn nhiệt đều. Chảo gang có khả năng truyền nhiệt chỉ bằng ⅓ so với các loại chảo nhôm. Điều này đồng nghĩa với việc đặt chảo lên bếp, chúng ta sẽ thấy chảo có những điểm nóng rõ rệt ngay ngọn lửa, còn những phần khác vẫn tương đối mát.
Ưu điểm của gang là có khả năng sinh nhiệt rất cao, một khi nóng thì nóng rất lâu. Trước khi nấu, chúng ta nên làm nóng chảo trên bếp khoảng 10 phút, xoay chảo liên tục để nhiệt tản ra đều. Ngoài ra, bạn có thể để chảo gang vào lò nướng từ 20 – 30 phút để chảo nóng nhanh hơn.
Một ưu điểm khác của chảo gang là khả năng phát xạ cao – nghĩa là tiêu hao nhiều lượng nhiệt của nó ở dạng bức xạ. Độ phát xạ của thép không gỉ khoảng 0,07. Ngay cả khi cực kỳ nóng, chúng ta có thể để tay gần và không cảm thấy gì cả. Ngược lại, gang có độ phát xạ khoảng 0,64. Nghĩa là khi nấu, thức ăn không chỉ chín nhờ nhiệt độ tiếp xúc với chảo mà còn chín nhờ nhiệt phát xạ trong lòng chảo. Điều này làm món ăn chín nhanh hơn và giữ được độ “nguyên chất” cao hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: CHẾ BIẾN GAN NGỖNG ÁP CHẢO DỄ NHƯ TRỞ BÀN TAY
Chảo gang cũng chống dính tốt như những loại chảo chống dính khác
Về lý thuyết: Càng gia công và bảo quản tốt chảo gang, nó càng chống dính tốt.
Trên thực tế: Chảo gang có khả năng chống dính tự nhiên. Chảo gang không có vấn đề gì khi chiên rán những món ăn thông thường, chẳng hạn như trứng. Tuy nhiên, không thể so sánh khả năng chống dính của chảo gang với lớp chống dính phủ trên bề mặt các loại chảo khác.
Dễ thấy, chảo chống dính có thể chiên rán mà không cần dầu. Trong khi đó, chiên rán trên chiếc chảo này phải đảm bảo lượng dầu và độ nóng nhất định.
Không nên rửa chảo gang bằng xà phòng
Về lý thuyết: Chảo gang được phủ bằng lớp dầu mỏng trên bề mặt. Xà phòng có khả năng làm sạch dầu nên cũng làm hỏng lớp dầu phủ trong lòng chảo.
Trên thực tế: Lớp dầu phủ trong lòng chảo gang không giống như dầu ăn. Nó là một lớp polyme mỏng. Trước khi sử dụng, chúng ta nên cọ xát bằng dầu và đun nóng chảo liên tục. Việc này làm dầu biến thành chất dẻo bám vào bề mặt kim loại giúp chảo có khả năng chống dính. Bởi vì đó là polyme nên xà phòng không thể rửa trôi được.
Điều chúng ta cần làm giảm thiểu thời gian làm sạch và không cần ngâm chảo trước khi rửa. Sau khi rửa nên để ráo và thường xuyên tái tạo lớp chống dính tự nhiên.
Không dùng vật dụng kim loại cọ xát chảo
Về lý thuyết: Lớp polyme phủ trên chảo rất mỏng nên vật dụng cọ rửa bằng kim loại sẽ dễ dàng làm trầy xước khiến chảo gang dần mất đi khả năng chống dính tự nhiên. Vì vậy, chúng ta nên dùng vật dụng chất liệu gỗ hoặc silicon để bảo vệ chảo tốt nhất.
Trên thực tế: Lớp phủ polyme trong lòng chảo gang rất dễ phục hồi. Độ bám dính của nó rất cao nhờ các liên kết hóa học với kim loại. Nên dù chúng ta có dùng vật dụng kim loại tác động lên chảo cũng không có vấn đề gì.
Chảo gang hiện đại cũng tốt như kiểu cũ vì đều làm cùng một chất liệu
Về lý thuyết: Gang là hợp kim của sắt và những cái chảo gang ngày nay cũng giống như sản phẩm của Wagner và Griswold đầu thế kỷ 20.
Trên thực tế: Nguyên vật liệu có thể giống nhau nhưng phương pháp sản xuất đã thay đổi. Ngày xưa, gang được sản xuất bằng cách đúc trong khuôn cát, sau đó đánh bóng bề mặt cho đến khi mịn. Thập niên 50 của thế kỷ 19, khi mô hình sản xuất tăng lên và được sắp xếp hợp lý, bước đánh bóng cuối cùng bị loại bỏ khỏi quy trình. Vì thế mà gang hiện đại giữ lại bề mặt gồ ghề.
Không được nấu thức ăn có tính axit bằng chảo gang
Về lý thuyết: Thực phẩm có thành phần axit sẽ phản ứng với kim loại, có thể đầu độc cơ thể và làm gỉ sét chảo gang.
Trên thực tế: Chảo gang có lớp phủ polyme, khi nấu nướng bình thường thì không xảy ra phản ứng hóa học. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải hạn chế việc nấu thực phẩm có tính axit quá lâu. Nếu nấu những thực phẩm này trong thời gian ngắn thì cũng không có gì ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hy vọng với những lý giải trên đây, các bà nội trợ có thể an tâm sử dụng những chiếc chảo gang chất lượng trong căn bếp của mình. Khi quyết định mua sắm bất cứ vật dụng gia dụng nào, việc quan trọng nhất chúng ta cần làm là tìm hiểu kỹ lưỡng nguồn gốc, chất liệu cũng như phương pháp bảo quản hợp lý từ các nguồn tin đáng tin cậy. Giá trị chất lượng xứng đáng với chi phí bỏ ra là mục tiêu quan trọng nhất mà chúng ta hướng tới.