Bánh trung thu nên ăn kèm với thực phẩm nào để tốt cho sức khỏe?
Mỗi độ rằm tháng 8 về, chiếc bánh Trung thu dường như là thứ không thể thiếu góp phần tạo nên không khí đầm ấm và sum họp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, hàm lượng calo, đường và chất chất phụ gia có trong loại bánh này khá cao. Vậy làm thế nào để bạn có thể thưởng thức bánh Trung thu tận hưởng dịp lễ mà không lo đánh mất vóc dáng và không gây hại cho sức khỏe?
Ăn bánh Trung thu đúng cách không những ngon mà còn bổ dưỡng
Một chiếc bánh Trung thu khoảng 60g chứa hơn 250 calo (tương đương với 1 tô cơm trắng), chính vì vậy sẽ không tốt cho sức khỏe nếu bạn ăn quá nhiều. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, để tránh ăn bánh Trung thu quá nhiều không kiểm soát được, tốt nhất các bạn nên ăn cùng gia đình, như vậy sẽ có thể chia ra thành nhiều miếng nhỏ giúp giảm được lượng năng lượng thu nạp. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp với các loại thực phẩm sau đây để giúp tăng thêm hương vị cũng như mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe.
Bánh Trung thu và rượu vang đỏ
Thành phần trong rượu vang có tác dụng làm giảm bớt sự béo ngậy của bánh như: axit amin, vitamin và khoáng chất. Tương tự như khi ăn các loại bánh mặn khác, nếu các bạn nhâm nhi thêm một ít rượu vang có vị chát nhẹ sẽ làm giảm bớt đi độ ngấy của bánh, đồng thời hỗ trợ hóa trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Đây cũng là một cách thưởng thức hấp dẫn và sang trọng trong dịp Trung thu tới.
Bánh Trung thu và hoa quả
Bánh có vị ngọt dễ gây ngấy. Nếu ăn cùng với những loại quả có vị chua chẳng hạn như cam, bưởi, kiwi, táo… thì không chỉ có thể giảm bớt cảm giác ngấy, mà còn có thể có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm lượng mỡ tích tụ. Do đó, đây là sự kết hợp thực phẩm rất lành mạnh.
Bánh Trung thu và nước trà xanh
Nếu không có trà thảo mộc thì một tách trà xanh cũng đủ để nếm trọn vị ngon của bánh Trung thu rồi đấy! Nhiều người tiêu dùng hiện nay luôn tin rằng, nước trà xanh mới là “đối tác vàng” của bánh Trung thu. Trong trà xanh chứa nhiều EGCG – dưỡng chất giúp kích thích hệ thần kinh và tăng cường khả năng đốt chất béo trong cơ thể.
Cắn nhẹ một miếng bánh, uống chậm rãi một ngụm trà xanh sẽ giúp cơ thể bạn tiêu hóa tốt hơn, giúp tăng thêm nhã hứng cũng như loại bỏ các chất béo có thể tích tụ lại trong cơ thể.
>>> Đọc thêm: Tuyệt chiêu làm bánh Trung thu sầu riêng mới lạ đầy cuốn hút ngay tại nhà
Bánh Trung thu và trà thảo dược
Ăn bánh kết hợp với uống trà được xem là cách thưởng thức khá phổ biến từ xưa đến nay. Chính vì vậy, chúng ta có thể kết hợp bánh Trung thu với một cốc trà thảo dược thơm ngon, ấm nóng. Cố gắng lựa chọn những loại trà thảo dược có vị tươi mới như trà bạc hà, trà chanh, trà sen, trà hoa cúc… để Trung hòa hương vị cho cả bánh và trà.
Các loại trà này không những giúp giảm bớt đi sự ngấy của bánh khi ăn mà các chất chống oxy hóa trong trà còn có tác dụng ngăn ngừa sự tích tụ của dầu, mỡ và các chất béo khác trong cơ thể. Đây cũng là lý do khiến bạn sẽ không phải quá lo lắng đến chuyện tăng cân nếu ăn nhiều bánh Trung thu.
Bánh Trung thu với cháo ngũ cốc
Cháo ngũ cốc rất giàu dinh dưỡng, không những chứa nhiều carbohydrate, chất béo, các loại vitamin. Ngoài ra, còn chứa các thành phần dinh dưỡng thiết yếu như canxi, kali, sắt, kẽm, chất xơ…
Ăn quá nhiều bánh Trung thu vào tiết trời mùa thu có nguy cơ khiến dạ dày khó chịu. Lúc này, cháo ngũ cốc là lựa chọn tốt nhất để làm dịu dạ dày. Cháo ngũ cốc vừa giúp bổ sung chất xơ vừa hỗ trợ việc tiêu hóa tốt hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bánh Trung thu độc – lạ: từ dát vàng đến nhân trứng cá muối đắt đỏ
Bài viết trên đã phần nào “hé lộ” cho chúng ta biết một số thực phẩm có thể kết hợp với bánh Trung thu. Không chỉ ngon lại vừa mang lại lợi ích cho cơ thể. Tuy chứa hàm lượng calo và chất béo lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cân nặng, thế nhưng, chỉ cần bạn biết phối hợp đúng cách thì bánh Trung thu sẽ không còn là nỗi ám ảnh của bạn mỗi độ rằm tháng 8 về nữa phải không nào?