Công thức hay

Công thức nấu chè bưởi siêu ngon, không hề bị đắng ngay tại nhà

Chè bưởi là một trong những món ăn vặt được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu không được sơ chế và nấu đúng cách thì chè bưởi rất dễ bị đắng, cứng hoặc không được giòn tan như ngoài hàng. Nếu bạn đã từng có một vài lần thất bại trong khi nấu chè bưởi, thì hãy tham khảo công thức “bất bại” dưới đây của chúng tôi nhé!

Nấu chè bưởi: Không khó, nhưng phải đúng cách

Chè bưởi là một trong những món chè truyền thống khá dễ làm với những nguyên liệu gần gũi, có thể mua ngay trong chợ hoặc siêu thị. Hơn nữa, món chè này còn thơm ngon, bổ dưỡng. Cùi bưởi giòn sần sật quyện với đậu xanh thơm bùi và dừa nạo tươi. Chưa kể, mùi vani cũng khiến món ăn trở nên thơm ngon hơn. Nếu không thích ăn ngọt, bạn hoàn toàn có thể gia giảm lượng đường trong công thức.

Nguyên liệu cho món chè bưởi gồm có: 

  • Bưởi: 1 trái to
  • Đậu xanh: 200gr
  • Bột năng: 100gr
  • Đường phèn: 150gr
  • Dừa nạo: 300gr
  • Vani: 1 ống

Cách thức thực hiện:

Bước 1:

Bạn lột bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, sau đó lấy phần cùi trắng, cắt nhỏ hình hạt lựu rồi ngâm với nước muối pha loãng. Tuy nhiên, bạn nên chú ý nên pha thật loãng muối, tránh làm cùi bưởi bị mặn. Lần đầu, cùi bưởi cần được ngâm ít nhất 2 tiếng. Thậm chí, bạn hoàn toàn có thể ngâm qua đêm. Các lần tiếp theo ngâm khoảng 45 phút. Trong quá trình ngâm, bạn cần bóp đi bóp lại cho cùi bưởi ra hết tinh dầu, hết the và đắng. Công đoạn này sẽ tốn khá nhiều công sức, nhưng chúng hết sức quan trọng, không thể bỏ qua. 

Cùi bưởi
Bạn chỉ tách để lấy phần cùi bưởi trắng thôi

Bước 2:

Bạn có thể ngâm cùi bưởi đã gọt sạch với một ít nước đã pha chút xíu phèn chua. Sáng hôm sau, bạn cần rửa sạch cùi bưởi 4-5 lần nước và bóp cho ráo bớt nước. Nhưng tuy nhiên, đừng bóp cùi bưởi quá khô, lúc nấu sẽ không giữ được hương vị thơm ngon và hút nước khá nhiều. 

Bước 3:

Nấu một nồi nước luộc cùi bưởi, cùi bưởi nổi lên thì vớt ra, xả với nước lạnh rồi vắt nước. Không vắt quá khô sẽ làm cùi dai. Sau đó, bạn hãy giữ nồi nước giữ lại để nấu chè.

>>> Có thể bạn quan tâm: Pha chế cocktail tại nhà – tưởng khó mà hóa ra dễ

vỏ bưởi sau khi luộc
Vỏ bưởi trở nên trong hơn sau khi luộc

Bước 4:

Đậu xanh bạn ngâm cùng nước ấm qua đêm hoặc hấp chín. Nếu hấp thì không hấp quá kỹ để đậu giữ được hình dáng ban đầu.

Bước 5: 

Sau khi luộc cùi bưởi, bạn trộn với một ít đường cát, ủ khoảng 30 phút để cùi ngấm đường rồi đem sên với lửa nhỏ. Khi nào cùi bưởi trong suốt thì cho một ít bột năng vào trộn đều. Lớp bột năng này giúp cho cùi bưởi thêm giòn ngon.

Bước 6: 

Từ nước luộc cùi bưởi, bạn cho đậu xanh đã ngâm vào ninh, cho đến khi đậu xanh mềm, cho đường phèn vào khuấy đều trước khi cho bột năng vào để tạo độ sánh cho chè. Cuối cùng cho cùi bưởi vào, nấu khoảng vài phút nữa là được.

Bước 7:

Ban bắc nồi lên bếp, cho nước cốt dừa cùng 1/5 muỗng cà phê muối vào, khuấy đều lên nấu dưới lửa vừa.

Khi nước cốt dừa bắt đầu sôi bạn hòa tan 2 muỗng cà phê bột năng với một ít nước lọc rồi vừa cho vào nước cốt dừa vừa khuấy đều tay (bột năng sẽ giúp nước cốt dừa đặc sệt và béo hơn). Bạn có thể thêm đường phèn hoặc đường cát tuỳ ý.

>>> Đừng bỏ lỡ: Cách làm trà đào tươi giòn ngọt ngào cho mùa hè

Nếu thành phẩm của bạn không quá ngọt, có vị thanh từ đường phèn, vị béo từ nước cốt dừa, hạt đậu xanh chẻ nửa không bị nát, sánh mịn quyện đều với bột năng, cùi bưởi giòn sật là bạn đã thành công rồi đó!

Đánh giá bài viết
Gọi ngay:091 759 36 36