Đường ăn kiêng – thực phẩm thay thế đường tinh luyện
Bạn đã từng nghe đến đường ăn kiêng? Chế độ ăn uống có hàm lượng đường cao gây nguy cơ mắc bệnh ung thư và đặc biệt là bệnh tiểu đường. Có một số loại đường ăn kiêng sẽ giúp bạn tránh khỏi nguy cơ này.
Dù biết rõ những ảnh hưởng tiêu cực, thế nhưng nhiều người vẫn không thể từ bỏ được thói quen ăn nhiều đường. Nếu không thể chống lại cơn thèm đồ ngọt, hãy thử dùng những loại đường mà Tomimarketsn gợi ý dưới đây để thay thế đường tinh luyện. Những thực phẩm này không chỉ giúp thỏa mãn cơn thèm ngọt mà còn bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Đường ăn kiêng Sussli
Đường Sussli được chiết xuất từ củ cải đường với nhiều thành phần giúp tạo vị ngọt ít năng lượng thay thế đường thông thường. Là loại đường ăn kiêng nhập khẩu từ Đức có chỉ số đường huyết thấp, đường Sussli hỗ trợ người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát tình trạng đái tháo đường, dùng cho người béo phì và đang ăn kiêng.
Đường ăn kiêng Stevia
Mặc dù có hình thức và mùi vị gần giống với đường 100%. Thế nhưng, Stevia không chứa quá nhiều calo và carb như đường tinh luyện hay sử dụng, thích hợp cho người ăn kiêng. Theo nghiên cứu, 100 gam đường Stevia chỉ có 18 kcl nhưng lại ngọt gấp nhiều lần so với đường thông thường.
Stevia Rebaudiana được trồng chủ yếu ở vùng có khí hậu ấm áp, bán dưới dạng lá khô, chế biến thành dạng bột hoặc nghiền nhuyễn và kết tinh thành đường. Stevia có thể dễ dàng tìm thấy tại các cửa hàng tạp hóa địa phương.
>>> Có thể bạn quan tâm: ĂN KIÊNG TOÀN THỊT CÓ PHẢI LÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢM CÂN AN TOÀN?
Si-rô phong
Si-rô phong từ lâu được biết đến là mặt hàng chủ lực và là biểu tượng cho nét văn hóa đặc sắc của đất nước Canada xinh đẹp. Loại si-rô này được làm từ nhựa cây thông đun sôi, sau khi bốc hơi hết, nhựa thông sẽ cô đặc lại thành chất si-rô. Thông thường, cần từ 30-50 lít nhựa mới có thể chiết xuất ra 1 lít si-rô cô đặc.
Si-rô phong chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao và nhiều loại vitamin như: marfan, riboflavin, kẽm… có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ gây bệnh tiểu đường và ung thư. Chính vì những lợi ích trên, si-rô phong thường được dùng để làm bánh, chế biến nước chấm và dùng làm gia vị.
Mật cây thùa
Tương tự như si-rô phông, mật cây thùa được chế biến bằng cách đun sôi nhựa của cây thùa xanh cho đến khi cô đặc. Nhiều người hảo ngọt thích sử dụng mật cây thùa hơn vì nó ngọt và đậm vị hơn đường. Mật cây thùa chứa nhiều kali, canxi và sắt, mang lại lợi ích gấp nhiều lần so với đường bình thường.
Rỉ đường
Đây là loại đường được sản xuất từ sản phẩm phụ của công nghiệp chế biến đường. Rỉ đường là chất lỏng sánh đặc lại sau khi đã rút hết đường bằng phương pháp cô đặc và kết tinh. Điểm đặc biệt của rỉ đường là chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn đường tinh luyện, bao gồm: canxi, vitamin B6, magie và sắt giúp ngăn ngừa các triệu chứng PMS và bệnh thiếu máu.
Rỉ đường không chỉ được dùng để làm bánh mà chúng ta còn có thể sử dụng để làm các món ăn ngào đường khác điển hình như hành tây tráng men ngọt.
Mật ong
Mật ong được xem là chất làm ngọt tự nhiên tuyệt diệu nhất bởi sự tinh khiết của nó. Được chiết xuất từ mật hoa, mật ong chứa nhiều chất ngọt hơn đường kính và mang tính chất hóa học phù hợp cho việc làm bánh, thức uống thậm chí là thuốc chữa bệnh.
Do nhu cầu sử dụng mật ong tăng cao, nhiều cơ sở kinh doanh đã pha thêm tạp chất vào để đáp ứng nguồn cung, làm mất đi lợi ích của mật ong nguyên chất. Mật ong nguyên chất có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh mẽ như pinocembrin, pinostrobin và chrysin… Đây hoàn toàn là nguồn cung cấp năng lượng tự nhiên cho cơ thể.
>>> Có thể bạn quan tâm: GIẢM CÂN KETO CÓ HẠI CHO TIM MẠCH?
Xylitol
Xylitol được tìm thấy trong tự nhiên ở nồng độ thấp từ các sợi thực vật của những loại quả mọng, yến mạch và vỏ ngô… Vì là chất tạo ngọt được tinh chế, Xylitol không chứa quá nhiều dinh dưỡng hoặc chất chống viêm như một số chất tạo ngọt thiên nhiên khác.
Tuy nhiên, do có hàm lượng calo ít, Xylitol thường được sử dụng làm gia vị thay thế đường tinh luyện. Có thể dùng Xylitol thêm vào bất cứ món ăn nào mà bạn yêu thich, bao gồm cả bánh xốp nướng hỗn hợp.
Si-rô gạo lứt
Mặc dù chất tạo ngọt này ít được nhiều người biết đến nhưng si-rô gạo lứt cũng được dùng thay thế cho đường tinh luyện. Để sản xuất si-rô, gạo lứt sẽ được nấu chín, tiếp xúc với enzyme và phá vỡ hạt gạo thành đường. Nhược điểm của si-rô gạo lứt là chứa quá ít chất dinh dưỡng và khó có thể mua được tại các điểm tạp hóa bình thường.
Đường dừa
Đường dừa là một trong những chất tạo ngọt tinh khiết nhất chứa nhiều vitamin C và kali rất tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, vì lợi nhuận kinh tế mà, nhiều cơ sở sản xuất đã trộn đường mía vào đường dừa nhằm tăng trọng lượng, làm mất đi độ nguyên chất và sự bổ dưỡng vốn có của đường dừa.
Với vô số những lựa chọn trên, các bạn có thể cân nhắc để phù hợp với chế độ ăn uống cũng như tình trạng sức khỏe của mình. Từ đó, sử dụng loại đường phù hợp nhất với mục đích sử dụng.