Cách làm mì Ramen – món ăn làm nên tên tuổi của ẩm thực Nhật Bản
Từ lâu, món mì Ramen của Nhật đã nổi tiếng trên toàn thế giới với sợi mì dai cùng phần nước dùng ngon, đậm đà. Không hề dễ để làm những sợi mì đúng chuẩn Nhật Bản. Với những ai thích khám phá những điều mới lạ, dưới đây là một số mẹo hay để bạn có thể làm ra những sợi mì ngon.
Sợi mỳ Ramen và sự kì công của người đầu bếp
“Học cách làm ra những sợi mì cũng như một người lớn tập yêu. Khó có ai thành công trong lần thử đầu tiên.” Đó là lời tâm sự của bếp trưởng Hugh Amano, người làm bếp lâu năm, có rất nhiều kinh nghiệm trong việc làm mì. Sợi mì Ramen khô hơn so với những sợi mì pasta, vì thế, cần nhiều công sức hơn để Ramen đạt yêu cầu.
Với một sợi mì Ramen đạt chuẩn, tỉ lệ giữa nước với bột phải là 40%. Ngoài ra, để làm gluten thêm săn chắc, người Nhật thường hay cho thêm kansui (hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại là natri và kali). Ở Mỹ hay ở một số nước khác, kansui khá hiếm, chính vì thế, các đầu bếp sử dụng baking soda đã được nướng ở nhiệt độ thấp trong vòng 1 giờ để thay thế. Nhờ những loại bột này, mì sẽ dai hơn và không bị tan ra trong nước dùng.
Ngoài việc chú ý trong tỷ lệ trộn nước và bột, mỗi đầu bếp khi làm Ramen cần định thần, định tâm. Mỗi một sợi mì chất chứa cả tấm lòng, sự tận tâm của người làm ra nó.
Mì Ramen được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, ngay cả máy cán bột cũng là loại điều chỉnh tay hoàn toàn. Nếu bạn muốn tự làm mì Ramen, việc đầu tư một chiếc cân để có thể đong đếm các nguyên liệu một cách chuẩn xác nhất là điều vô cùng cần thiết. Đừng thử làm sợi mì Ramen với máy làm mì pasta bởi sợi mì sẽ không thể ngon như chúng ta mong đợi.
Amano chia sẻ thêm: “Làm mì Ramen chắc chắn tốn rất nhiều công sức. Càng nhiều tâm ý, bạn sẽ càng nâng cao được kỹ năng của mình. Bạn sẽ biết cách gia giảm các nguyên liệu để có những sợi mì hoàn hảo nhất. Nhất là khi cho nước vào bột, đừng đổ quá nhiều để đảm bảo sợi mì dẻo, dai, đẹp mắt.”
>>> Có thể bạn quan tâm: Bánh cacao yến mạch ăn kiêng: Vừa đơn giản, vừa thơm ngon
Cách làm mì Ramen đúng chuẩn Nhật Bản
Để làm ra 5 phần mì ống 200g, chúng ta mất khoảng 1 giờ 30 phút để hoàn thiện và 24 giờ để mì nghỉ trước khi được mang lên phục vụ khách hàng. Nếu bạn muốn làm ra một món mì Ramen hoàn hảo, hãy ghi nhớ công thức dưới đây.
a. Nguyên liệu:
– 1 chén baking soda
– 5g (1 thìa) muối
– 1 chút riboflavin (thường được bán ở dạng vitamin B2, phần này là tùy chọn)
– 25g (tầm 4 thìa) bột mì
– 475g (3 chén rưỡi) bột bánh mì
– Bột bắp
>>> Có thể bạn quan tâm: Công thức cháo gà thanh nhiệt – lựa chọn cho ngày chán cơm
b. Các bước thực hiện:
Bước 1: Đầu tiên cần chuẩn bị hỗn hợp kansui. Làm nóng lò tới 1350C. Trải một lớp giấy bạc lên khay nướng và phủ lên đó baking soda rồi đem nướng trong một giờ. Để bột nguội và bỏ riêng ra 5g bột. Phần còn lại cho vào một cái túi kín, để ở nhiệt độ phòng ít nhất 1 giờ đồng hồ trước khi làm mì.
Bước 2: Khuấy đều hỗn hợp gồm 200ml nước lạnh, muối và riboflavin cùng phần bột baking soda vừa được bỏ riêng ra để tạo thành hỗn hợp kansui. Trộn bột mì và bột bánh mì trong một bát lớn. Cho từ từ hỗn hợp kansui vào hỗn hợp bột và dùng tay khuấy theo chiều kim đồng hồ, nhẹ nhàng. Dùng hai tay nhào bột cho đến khi bột dẻo và thành hình khối. Sau đó, sử dụng nilon bọc thực phẩm bao lấy phần miệng bát và để bột nghỉ trong khoảng 30 phút.
Bước 3: Sau khi bột nghỉ, hãy chia bột thành những phần đều nhau, và cho các phần bột chưa dùng tới vào những túi ni lông để tránh bột bị khô. Cho vào máy cán bột, cán mỏng nhất hết mức có thể. Để bột mỏng đúng yêu cầu, một phần bột cần được cán 3 lần.
Bước 4: Tiếp tục điều chỉnh độ dày của máy cán bột và lặp lại bước ba cho đến khi phần bột trở nên mịn màng (khoảng 5 lần như vậy). Tiếp tục cho đến khi phần đầu trên còn 3,6cm. Gấp hai đầu của miếng bột lại rồi tiếp tục xoay cho đến khi hai phần bột liền với nhau. Dùng dao cắt để bột được thẳng, không bị rách. Đặt phần bột bạn vừa làm trên một mặt phẳng, bọc lại với bao ni lông rồi lặp lại các bước như trên cho phần bột còn lại.
Bước 5: Chỉnh lại máy cán bột để phù hợp với độ dày bạn mong muốn. Với máy có 9 nấc độ dày, chỉnh ở mức 4 hoặc 5 cho mì sợi lớn, mức cho mì sợi vừa và các mức cao hơn cho mì sợi mỏng. Khi đã chỉnh máy ở mức bạn mong muốn, chia phần bột làm 4 phần và cắt thành những miếng tầm 15cm và tiếp tục cán mỏng.
Bước 6: Chỉnh máy thành chế độ cắt để cắt mì thành những sợi dài. Nếu máy nhà bạn không có chế độ cắt, bạn có thể dùng dao để cắt ra chiều dài bạn mong muốn. Chia mì thành năm phần nhỏ và rải nhẹ bột bắp lên đó rồi bỏ vào những bao kiếng nhỏ. Vậy là mì đã hoàn thiện để phục vụ. Nhưng ngon nhất là sau khi để mì nghỉ trong vòng 24 giờ và ăn trong vòng năm ngày. Nếu được bảo quản trong những bao kín, mì có thể ăn trong vòng một tháng.
Bước 7: Để nấu Ramen, mì cần được chần trong nước sôi từ 1-3 phút rồi bỏ vào nước mì. Nếu ăn mì lạnh, bạn không cần phải chần mì.
Làm Ramen khá là khó khăn, đầu bếp phải kiên nhẫn và đặt toàn tâm toàn ý để làm ra những sợi mì ngon nhất. Nếu bạn yêu việc bếp núc và thích những thử thách khó khăn, mì Ramen rất xứng đáng để thử. Chắc chắn, tất cả mọi người sẽ ngạc nhiên với tay nghề của bạn đấy.