Cách làm hồng khô
Công thức hay

Mày mò làm hồng khô – món vặt dự trữ độc đáo cho mùa Đông

Hồng khô là món rất phổ biến ở Hàn hay Nhật. Từ nhiều thế kỉ trước, họ đã tích trữ hồng vào mùa thu để làm hồng khô đủ cho cả năm. Gần đây, hồng khô mới trở nên phổ biến ở Việt Nam với giá cả khá đắt đỏ. Nhưng bạn hoàn toàn có thể làm cho mình một mẻ hồng khô với vài bước đơn giản.

Quả hồng phơi khô dơi dai, có vị chua ngọt nhẹ được phơi đến khi lớp thịt quả quắt lại với một lớp đường tự nhiên bọc bên ngoài là món khoái khẩu của nhiều người. Mùa Thu đến sẵn có nhiều hồng với giá cả cực phải chăng, hãy tích trữ cho mình thật nhiều hồng để thử trổ tài làm một mẻ hồng khô tại nhà.

Cẩn thận từ khâu chọn hồng

Có hai loại hồng phổ biến là hồng giòn và hồng chín đỏ. Loại thích hợp nhất để làm hồng phơi khô là hồng giòn. Hãy chọn những quả có kích cỡ tương đương nhau, có phần đáy hơi ngọn để đảm bảo được hương vị.

Đặc biệt là không nên chọn hồng đã chín. Những quả hồng còn tương đối xanh và hơi cứng mới là lý tưởng nhất để thưởng thức và làm hồng khô. Như vậy thì khi hồng quắt lại, bạn sẽ dễ thu được lớp thịt hồng dẻo, đậm vị đúng ý muốn.

Cách chọn hồng khô
Nên chọn những quả còn nguyên cuống để dễ dàng treo khi phơi khô hơn.

Đừng quá lo lắng nếu thấy trên vỏ hồng có nhiều vết đen bởi những vết này có thể do bị cháy nắng và không bị ảnh hưởng đến thành phẩm cuối cùng.

>>> Đọc thêm: Quả hồng – thức quà của mùa Thu chứa những chất dinh dưỡng gì?

Rửa sạch rồi gọt vỏ hồng

Hãy mang hồng đi rửa nhẹ tay để loại bỏ hết bụi bẩn trên bề mặt vỏ. Sau đó để hồng khô hoàn toàn hoặc lau sạch nước còn dính lại. Lúc này, bạn có thể bắt đầu gọt vỏ hồng. Nên tránh để dập lớp thịt hồng.

gọt vỏ hồng
Nhẹ nhàng gọt sạch vỏ để không làm hỏng lớp thịt của quả hồng.

Vỏ hồng sẽ rất trơn và thịt hồng có thể dính lại lớp bột trên da tay, hãy đeo găng tay khi gọt vỏ để đảm bảo vệ sinh và tránh tay dính lớp bột này.

Treo hồng để phơi khô

Dùng dây dù đẻ buộc cuống quả hồng thành dải. Cách một khoảng vừa phải có thể tiếp tục buộc một quả khác đến khi hết chiều dài của dây. Độ dài của dây dù tùy theo vị trí mà bạn chọn để phơi hồng khô.

phơi hồng khô
Nên chọn nơi có khí thoáng và có độ ẩm vừa phải.

Thời tiết mùa Thu dễ còn những ngày nắng khá gắt nên hồng có thể mang ra phơi nắng một chút cũng rất tốt nhưng nên tránh phơi dưới nắng trực tiếp quá lâu vì có thể làm giảm chất lượng thành phẩm.

>>> Đừng bỏ lỡ: Đừng bỏ qua những mẹo sử dụng gừng trong nấu nướng

Lưu ý trong quá trình phơi hồng

Sau tuần đầu, lớp bề mặt sẽ dính hơn và săn nhẹ lại. Lúc này hãy đeo găng tay nilon và xoa bóp thật nhẹ lên quả hồng vài giây, mỗi ngày một lần. Sau đó hồng bắt đầu dẻo hơn nhờ được xoa bóp đều và sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phơi khô.

Thành phẩm hồng khô
Hãy làm thật nhẹ nhàng để hồng không bị nát hoặc vỡ.

Nếu hồng có dấu hiệu lên mốc, đừng ngại loại bỏ ngay để tránh lây lan sang các quả khác.

>>> Có thể bạn quan tâm: ‘Mắt chữ O mồm chữ A” trước những loại rau củ quả khổng lồ trên thế giới

Từ một tháng đến 6 tuần là hồng phơi khô đã đạt yêu cầu, nhận biết bằng một lớp đường tự nhiên nổi trên bề mặt quả. Nếu không có lớp đường này chứng tỏ nơi phơi hồng chưa đủ nhiệt độ. Lúc này có thể thử đặt hồng vào một lọ lớn hoặc túi zip đóng kín từ 2 – 3 ngày để hồng chín.

Đánh giá bài viết
Gọi ngay:091 759 36 36