Chữa cháy cho món ăn bị mặn
Mẹo bếp

Mẹo đơn giản “chữa cháy” cho món ăn bị mặn khi trót nêm nếm quá tay

Chúng ta ai cũng có ít nhất một lần mắc phải “sai lầm” khi nấu nướng. Những lúc ấy bạn làm gì? Vứt bỏ món ăn đang nấu dở hay tìm cách “chữa cháy” cho món ăn? Đừng bao giờ chọn cách 1 bởi dưới đây chúng tôi sẽ bật mí cho bạn những mẹo “chữa cháy” cho món ăn bị mặn hữu ích, để tránh lãng phí nhé!

Tình huống quá tay khi thêm muối hay mắm cho món ăn rất nhiều người gặp phải. Đừng quá lo lắng bởi trong trường hợp này, chúng ta có rất nhiều cách để xử lý.

Thêm nước để trung hòa độ mặn

"Chữa cháy" cho món ăn bị mặn
Thêm nước là cách thường được dùng để “chữa cháy” cho món ăn bị mặn

Đây là cách phổ biến thường được áp dụng cho các món canh hay soup. Nước có khả năng làm trung hòa vị mặn, khiến món ăn dịu hơn. Tuy nhiên, việc thêm nước có thể khiến cho món ăn mất đi một vài hương vị. Chính vì thế bạn cần nêm nếm lại và thêm một số gia vị khác như bột ngọt, tiêu, đường nếu cần thiết để món ăn giữ được trọn vẹn hương vị.

>>> Có thể bạn quan tâm: Mẹo chiên thức ăn không bị bắn dầu cho bước dọn dẹp dễ dàng hơn

Sử dụng khoai tây hoặc lòng trắng trứng gà để hút vị mặn của món ăn

Đối với khoai tây, hãy gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành từng lát sau đó cho vào món ăn đã được nấu chín ít nhất khoảng 15 phút trước khi thưởng thức. Khoai tây sẽ hút toàn bộ vị mặn của món ăn, trả lại một món ăn với hương vị tuyệt vời.

"Chữa cháy" cho món ăn bị mặn
Sử dụng khoai tây hoặc lòng trắng trứng gà để hút vị mặn của món ăn

Cũng giống như khoai tây, lòng trắng trứng có thể hút hết vị mặn tuy nhiên cách thực hiện lại rất khác. Hãy sử dụng lòng trắng nguyên vẹn, tuyệt đối không đánh tan, thả vào nồi để sôi trong 5 phút rồi vớt ra, hương vị của món ăn sẽ được cải thiện đáng kể. Tùy theo lượng món ăn mà bạn sử dụng số lượng lòng trắng trứng sao cho phù hợp.

Sử dụng cà chua, giấm trắng hoặc chanh để làm dịu đi vị mặn

Những nguyên liệu có vị chua như cà chua, giấm trắng, tranh nếu được dùng với lượng phù hợp có thể làm dịu đi vị mặn của món ăn mà vẫn giữ nguyên được hương vị vốn có.

Khi sử dụng giấm gạo hay chanh, bạn nên chú ý đến liều lượng, hãy vừa nêm vừa thử cho đến khi hương vị của món ăn vừa miệng. Tuy nhiên, đối với những món ăn có sữa, chanh trở nên “vô ích” trong trường hợp này bởi sữa sẽ bị kết tủa dưới tác dụng của chanh.

"Chữa cháy" cho món ăn bị mặn
Sử dụng cà chua, giấm trắng hoặc chanh để làm dịu đi vị mặn

Đối với cà chua, hãy cắt lát dày cho vào món ăn và ngâm trong đó từ 15 đến 20 phút, vị chua tự nhiên của cà chua sẽ trung hòa vị mặn của món ăn. Do vị chua rất nhẹ nên món ngoài việc giảm bớt vị mặn, vị tự nhiên của món ăn sẽ không hề thay đổi.

>>> Có thể bạn quan tâm: 5 mẹo rửa sạch nồi bị cháy khét cho những cô nàng vụng về

Mật ong giúp “chữa cháy” cho món ăn bị mặn

Mật ong thật sự phát huy tác dụng giảm vị mặn và tăng hương vị đậm đà cho món canh, món kho, món súp nhờ vị ngọt thơm tự nhiên. Một thìa nhỏ mật ong sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề nan giải, món ăn sẽ giảm bớt vị mặn và đặc biệt thơm ngon hơn.

"Chữa cháy" cho món ăn bị mặn
Mật ong giúp “cứu nguy” khi món ăn bị mặn

Với những mẹo nhỏ trên đây, bạn có thể “chữa cháy” cho món ăn bị mặn ngay tức thì khi lỡ nêm nếm quá tay. Chỉ cần nhanh nhẹn một chút, chúng ta sẽ không lãng phí những món ăn ngon, các chị em nên ghi nhớ những mẹo này nhé!