Phân biệt giữa cà phê truyền thống và espresso
Bạn có biết

Có gì khác nhau giữa Espresso và cà phê truyền thống?

Mặc dù đều là hai loại cà phê được yêu thích nhưng Espresso và cà phê truyền thống lại có những khác biệt cơ bản dù người dùng đôi khi nhầm lẫn giữa hai loại thức uống này.

Bạn là một người thích thưởng thức mỗi ngày nhưng bạn có chắc mình đã nắm vững các khái niệm về cà phê chưa? Espresso là loại cà phê nổi tiếng tại châu Âu, nổi lên trong những năm qua tại các cửa hàng nước uống Việt Nam như một hiện tượng bởi hương vị đặc biệt mà nó mang tới.

Nhiều người vẫn thắc mắc rằng Espresso khác cà phê truyền thống như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng Tomimarkets “giải phẫu Espresso” xem có gì đặc biệt nhé!

Lịch sử ra đời của cà phê

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu lịch sử ra đời của loại cà phê hạng sang này. Espresso là tên gọi bắt nguồn từ nước Ý, dùng để diễn tả một loại cà phê được pha chế theo cách đặc biệt. Espresso thực chất được pha bằng máy được nén bởi áp suất cao từ nước nóng.

Lịch sử ra đời của cà phê Tomimarkets
Cà phê là thức uống lâu đời nổi tiếng trên toàn thế giới

Espresso phải được pha bằng hạt rang mộc nguyên chất và nước tinh khiết nếu không máy pha Espresso chuyên dụng sẽ không hoạt động. Đây cũng là loại mà các barista dùng làm cơ sở để sáng tạo ra cappuccino, latte, mocha…

Dù có chung nguồn gốc là đều được chế biến từ các hạt, thế nhưng Espresso và cà phê truyền thống vẫn có những khác biệt căn bản.

>>>Có thể bạn quan tâm: MẸO HAY “CAI NGHIỆN” CÀ PHÊ DÂN VĂN PHÒNG NÀO CŨNG NÊN BIẾT

Quá trình pha chế cà phê truyền thống và Espresso

Cà phê truyền thống và Espresso đều được chế biến từ hạt cà phê bằng cách rang, sau đó nghiền nát và ủ bằng nước nóng. Điểm khác biệt nằm ở cách pha chế. Máy pha Espresso sử dụng áp suất lên hạt đã được xay mịn từ nước nóng. Phương pháp này tạo ra một tách đồ uống có mùi thơm nồng nàn chứa nhiều caffeine hơn so với cà phê truyền thống.

Quá trình pha chế cà phê Tomimarkets
Cách pha chế làm nên hương vị và điểm đặc biệt của từng loại cà phê

Nồng độ cafein cao trong Espresso là đặc trưng giúp tỏa sáng trong rất nhiều loại cà phê khác.

Thời gian pha chế cà phê truyền thống và Espresso

Sự khác biệt rõ rệt nhất giữa Espresso và cà phê nói chung chính là khoảng thời gian pha chế. Mỗi loại sẽ có nhiều cách thức và thời gian pha chế khác nhau. Chẳng hạn, để tạo ra một tách AeroPress, chúng ta có thể pha trong vòng 2 phút nhưng lại mất từ 12 – 24 giờ đồng hồ để hoàn thành một cốc Cold Brew. Espresso là trường hợp đặc biệt vì chỉ cần pha trong vòng 30 giây.

Thời gian pha chế cà phê
Hương thơm phụ thuộc rất nhiều và thời gian pha chế

Máy pha Espresso ra đời nhiều thế kỷ trước tại châu u, chủ yếu tập trung vào tốc độ và sức mạnh. Những người thưởng thức Espresso đầu tiên là người Ý trong Cách mạng công nghiệp. Họ cần những chiếc máy pha chế tốc độ nhanh để có thể nhâm nhi ly Espresso trong giờ nghỉ trưa và nhanh chóng trở về làm việc tại các nhà máy.

>>>Có thể bạn quan tâm: TOP THỰC PHẨM “HEALTHY” THOẢI MÁI ĂN SAU 8 GIỜ TỐI MÀ KHÔNG LO CÂN NẶNG

Kích thước hạt cà phê khi xay

Thông thường, chúng ta được khuyên rằng chỉ xay khi cần dùng đến vì các hạt thô giúp cân bằng hương vị thơm ngon mà không phải lãng phí sự hòa tan của hạt. Nhiều hạt mịn trong pha chế sẽ làm vị đắng hơn.

Kích thước hạt cà phê cho từng loại đồ uống
Tùy từng loại mà kích cỡ hạt sẽ thay đổi

Tuy nhiên, Espresso thì khác. Yêu cầu quan trọng nhất khi pha Espresso là hạt phải được xay nhuyễn và mịn màng. Nếu hạt quá thô, áp suất nước nóng sẽ không lấy được hết tinh hoa. Mặt khác, hạt quá mịn lại dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hoặc làm chậm quá trình thẩm thấu.

Vì vậy, để có được ly Espresso tuyệt vời, chúng ta cần xay hạt sao cho có kích thước vừa phải, không quá thô hoặc quá mịn.

Cà phê Espresso có 2 lớp cơ bản: lớp liquid và lớp crema .

Lớp liquid được tạo bởi các chất hoà tan, chất khí kết hợp với cả những chất không hòa tan. Đây là thành phần chính tạo nên hương vị thơm ngon của ly Espresso chúng ta yêu thích.

Cà phê espresso có hai lớp kem
Hai lớp bọt phía trên là thương hiệu đặc biệt của Espresso

Lớp crema được tạo thành từ bọt CO2, bao quanh bởi nước và dầu. Crema gồm có caffeine và các loại dầu nhũ hóa trong hạt. Crema thường rất đắng. Nhiều người đã tranh luận rằng liệu có nên khuấy đều Espresso trước khi uống để trộn lẫn các chất với nhau hay không. Tùy sở thích nhưng phần lớn đều sẽ trộn hai lớp để có thể thưởng thức cân bằng hương vị hơn.

Đánh giá bài viết
Gọi ngay:091 759 36 36