Đồ uống không đường có tốt cho trẻ em
Thế giới đồ uống

Đồ uống không đường – lợi và hại đối với trẻ nhỏ

Trước nguy cơ béo phì từ bé, hỏng răng và sâu răng, hẳn phụ huynh đều muốn cho con uống những loại đồ uống không đường. Nhưng trong thực tế, không có loại đồ uống nào không đường, kể cả khi chúng được dán nhãn quảng cáo “hoàn toàn không có đường”. Cùng Tomimarkets tìm hiểu xem thực hư tác dụng của đồ uống không đường nhé.

Đồ uống không đường là gì

Nhiều hãng đồ uống khẳng định rằng họ “không bỏ thêm đường”, nhưng họ lại hoàn toàn không nhắc đến phần đường đã có sẵn trong bản thân nguyên liệu. Ví dụ, một lon coca cola có 39 gram đường.

Sự khác biệt giữa một lon coca và đồ uống không đường

Nếu ta kiểm tra danh sách thành phần, một lon coca có lượng siro ngô có hàm lượng fructose cao để tạo ngọt và là nguồn đường bổ sung. Mặt khác, nước ép trái cây 100% sẽ có toàn bộ phần “không thêm đường” từ loại hoa quả đó hoặc từ nước cốt trái cây.

Trong trường hợp này, “không thêm đường” đơn giản là không thêm đường hoặc nguyên liệu chứa đường trong quá trình sản xuất ra nước ép.

Nước ép không đường Tommarkets
Bản thân nước ép lại chứa nhiều đường

Nhìn chung, đồ uống hoa quả sẽ được thêm đường từ siro ngô có hàm lượng fructose cao bên cạnh những hương liệu và phẩm màu. Luôn nhớ rằng một số chuyên gia dinh dưỡng tin rằng siro ngô chứa hàm lượng fructose cao là một trong số các nguyên nhân của bệnh béo phì, bởi nó được tiêu hóa khác với những loại đường thông thường.

Đường, kể cả trong nước ép táo 100%, là calo, vì vậy cần phải hạn chế lượng nạp vào của trẻ để giảm nguy cơ béo phì. Dù vậy, nếu trẻ em cần bổ sung thêm calo từ đồ uống, cho con uống những loại đồ uống “không thêm đường” như sữa ít béo và nước ép hoa quả 100% là lựa chọn tối ưu.

>>> SIÊU THỰC PHẨM – NHỮNG MÓN ĂN LUÔN CÓ TRONG CĂN BẾP GIA ĐÌNH

Nước ép 100%

Chúng ta nên tuân theo nguyên tắc sau nếu quyết định cho trẻ uống nước ép nguyên chất 100%.

  • Không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước ép.
  • Trẻ sơ sinh từ 6 đến 12 tháng tuổi có thể uống tối đa 100ml đến 175ml nước ép mỗi ngày.
  • Trẻ từ 1 đến 6 tuổi có thể uống tối đa 100ml đến 175ml nước ép mỗi ngày.
  • Trẻ từ 7 đến 18 tuổi có thể uống tối đa 250ml đến 350ml nước ép mỗi ngày.
Đồ uống không đường Tomimarkets
Tre em có một lượng nước ép nhất định có thể uống trong ngày và không nên uống quá lượng này

Luôn nhớ rằng đây là lượng nước ép hoa quả tối đa mà một đứa trẻ nên uống mỗi ngày. Ăn hoa quả vẫn luôn tốt cho sức khỏe hơn, bởi chúng có thể bổ sung chất xơ (quá trình sản xuất nước ép đã phá hỏng cấu trúc của chất xơ).

>>> TOP 10 LOẠI THỰC PHẨM TỐT NHẤT CHO TRẺ MÀ BẠN CẦN BIẾT

Đồ uống không đường

Nếu trẻ bị thừa cân hoặc có nguy cơ thừa cân, có thể bạn không nên cho con tiêu thụ các sản phẩm nước ép có nhiều calo và đường.

Trẻ em có thể uống đồ uống không đường không
Đồ uống không đường không hẳn đã tốt cho trẻ nhỏ

Những phụ huynh có trẻ bị béo phì hoặc tiểu đường nên ghi nhớ rằng “không thêm đường” không có nghĩa là “hoàn toàn không có đường”, để theo dõi và kiểm soát nguồn calo nạp vào cơ thể trẻ. Dù không phải là nước ép hoa quả 100%, song có rất nhiều đồ uống dán nhãn “không thêm đường” thực sự không tốt cho những đứa trẻ bị thừa cân hoặc bị tiểu đường như nước ngọt vị dâu, đào hay soda ăn kiêng.

Những loại đường bổ sung

Bên cạnh siro ngô chứa hàm lượng fructose cao, những loại đường có thể được thêm vào danh mục nguyên liệu của những loại đồ uống dành cho trẻ nhỏ bao gồm: đường nâu, chất tạo ngọt từ ngô, siro ngô, nước cốt trái cây, mật ong, siro mạch nha, siro. Chúng ta nên đảm bảo bản thân đã nghiên cứu thành phần sản phẩm kỹ lưỡng trước khi tin dùng chúng cho gia đình.

Mối liên hệ giữa đường và béo phì

Lượng tiêu thụ calo cao có mối liên hệ chặt chẽ với tỷ lệ béo phì ở trẻ nhỏ. Một nghiên cứu năm 2017 giúp ta thấy được vai trò của nước ép trái cây 100% trong số các loại đồ uống. Với trẻ em từ 1 đến 6 tuổi, những trẻ uống nhiều nước ép hơn sẽ có tỉ lệ tăng cân ít hơn. Tuy nhiên, với những đứa trẻ từ 7 đến 18 tuổi, lượng nước ép trẻ uổng và tỷ lệ béo phì không có mối liên hệ rõ ràng.

>>> 10 MÓN ĂN CHÂU Á LÀM TỪ THẢO MỘC CHO NHỮNG KHOẢNH KHẮC DIỆU KÌ

Những điều cần biết khi nạp calo từ đồ uống

Chúng ta nên biết rằng, trong thực tế, không có sản phẩm nào là nước ép cam không đường, nước ép nho không đường, hay nước ép táo không đường khi những loại quả làm nên nước ép này có lượng đường tự nhiên của riêng chúng.

Sữa là một sản phẩm đồ uống không thêm đường, tương tự như nước ép hoa quả 100%, trừ khi nhà sản xuất bỏ thêm hương liệu socola hoặc dâu tây vào. Những hương liệu này sẽ bổ sung đường vào đồ uống của trẻ. Sữa ít béo không phải là đồ uống ta cần phải hạn chế, trừ trường hợp trẻ đang uống nhiều hơn mức được khuyến cáo mỗi ngày ở độ tuổi đó.

Các loại đường bổ sung Tomimarkets
Đồ uống có đường cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ

Ta có thể giảm bớt nguy cơ bằng đặt quy định như chỉ uống những đồ uống này vào bữa xế chẳng hạn, và yêu cầu con tuân theo.

Đồ uống không đường, ngoại trừ nước lọc không vị, sẽ đều được làm ngọt bằng chất ngọt nhân tạo. Rất ít sản phẩm dám liệt kê những chất này trên bảng thành phần. Chúng nên kiểm tra kĩ thành phần của sản phẩm xem chúng có chất làm ngọt nhân tạo hay không. Dù hầu hết bậc cha mẹ đều cho rằng các chất này có hại cho sức khỏe của trẻ em, cục quản lý thực phẩm Hoa Kỳ và hầu hết các chuyên gia y tế đều khẳng định các chất này, ở một định lượng nhất định, là an toàn.

Chúng ta nên hạn chế hoàn toàn các đồ uống có phẩm màu nhân tạo. Theo nhiều chuyên gia, những đồ uống này có hại hơn cả đường hay đường nhân tạo.

Nếu chúng ta chỉ giới hạn cho trẻ uống đồ uống không đường, sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ bị thiếu rất nhiều các chất dinh dưỡng khác quan trọng cho quá trình phát triển. Tomimarkets – Chuyện bếp khuyên bạn hãy cố gắng tạo cho con thói quan ăn hoa quả thay vì chỉ uống nước ép không.