Đồ ăn thừa – có thể bảo quản tối đa trong bao lâu?
Đồ ăn thừa là một trong những vấn đề khiến nhiều người đau đầu, đặc biệt khi nói đến chuyện xử lý và bảo quản sao cho hợp lý nhất. Nếu bảo quản đồ ăn thừa không tốt còn có thể gây hại đến sức khỏe.
Đồ ăn thừa đôi khi là sản phẩm của những lần chế biến quá tay nhưng không thể ăn hết. Lúc này, cách để tiết kiệm và giảm chất thải thực phẩm chính là bảo quản đồ ăn thừa cho các bữa sau. Đây là các xử lý cơ bản nhất nhưng cũng cần nhiều lưu ý nhất.
Phân loại đồ ăn thừa
Thời gian bảo quản đồ ăn thừa còn phụ thuộc vào vài yếu tố, bao gồm các bước chuẩn bị, các bảo quản và các loại thực phẩm. Đồ ăn thuộc nhóm thực phẩm nào thì sẽ có thời gian có thể bảo quản tương ứng. Đồng thời, sẽ có một số thực phẩm dễ bị nấm mốc hoặc vi khuẩn, thậm chí tạo ra độc tố gây bệnh nếu không bảo quản đúng cách.
Tuy nhiên, thực phẩm thừa thường bao gồm nhiều loại thực phẩm. Dưới đây là những phân loại về đồ ăn thừa theo thứ tự về thời gian bảo quản.
>>> Có thể bạn quan tâm: Top 4 mẹo bảo quản thực phẩm tươi lâu hơn
Nhóm thực phẩm ít nguy cơ
Rau và hoa quả
Tất cả các loại rau củ quả phải được rửa sạch sẽ trước khi chế biến và càng ăn sớm càng tốt. Sau khi cắt ra, các loại rau củ quả dùng được nhiều nhất là 5 ngày. Quá thời gian này, các loại rau củ quả sẽ mất hết sự tươi ngon.
Các loại rau củ quả chứa nhiều nước như cà chua, dưa chuột, dâu tây sẽ bị mất độ tươi ngon nhanh hơn nhóm chứa ít nước như khoai tây, chuối,… Điều này cũng ảnh hưởng đến thời gian bảo quản thực phẩm.
Bánh mì
Bánh mì tự làm có thể để 3 ngày ở nhiệt độ phòng, mát mẻ, tuy nhiên sẽ mất đi độ giòn ban đầu và cần nướng lại nếu muốn sử dụng tiếp. Bánh mì khi mua ở cửa hàng nên sử dụng từ 5 – 7 ngày sau khi mua. Tuyệt đôi không được ăn bánh mì đã mốc.
Nếu bản quả trong tủ lạnh thì thời gian trên có thể kéo dài thêm 3 – 5 ngày, nhưng đồng thời giảm chất lượng của bánh mì xuống.
>>> Đọc thêm: 5 sai lầm thường mắc phải khi bảo quản thực phẩm
Nhóm thực phẩm có nguy cơ trung bình
Các loại thực phẩm đã nấu chín như mỳ, hạt chỉ nên để nhiều nhất là 3 ngày nếu được bảo quản đúng cách. Nếu cấp đông sau khi đã nấu chín thì có thể để tới 3 tháng mà vẫn tươi nguyên nhưng đồng thời hương vị cũng bị giảm bớt. Các món ngọt cũng chỉ nên để 3 – 4 ngày trong tủ lạnh.
Nhóm thực phẩm có nguy cơ cao
Nhóm thực phẩm có nguy cơ gây độc cao là các thực phẩm giàu protein và độ ẩm cao bởi sẽ tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển.
Cơm chín
Cơm đã nấu chín là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn và nấm mốc phát triển nếu không được bảo quản đúng cách. Hãy để nguội cơm rồi mới mang đi bảo quản lạnh, tuy nhiên phần cơm này chỉ nên ăn trong tối đa là 3 ngày, hạn chế làm nóng lại nhiều lần và đã làm nóng sau bảo quản thì phải bỏ đi chứ không được mang bảo quản tiếp cho lần sau.
Các loại thịt, động vật giáp xác và trứng
Các loại thịt đã được nấu chín có thể để trong tủ lạnh 1 – 2 ngày ở nhiệt độ khoảng 5 độ C. Sau khi rã đôg thì chỉ nên nấu trong 2 ngày, hạn chế tiếp tục cấp đông sau khi đã bỏ thịt ra ngoài.
Trứng luộc cũng chỉ được tiêu thụ trong 7 ngày sau khi đã nấu và làm lạnh. Động vật có vỏ chứa nhiều mầm bệnh hoặc độc tố có thể gây bệnh. Nếu đồ thừa là hải sản thì chỉ nên ăn nhiều nhất trong 3 ngày.
>>> Khám phá thêm: Những cách bảo quản rau củ tốt nhất
Hậu quả khi bảo quản thực phẩm thừa sai cách
Hai nguyên nhân chính gây bệnh từ thực phẩm là nấu sai cách và để thực phẩm ở nhiệt độ không an toàn. Nhiều mầm bệnh sẽ sinh ra nếu thực phẩm không được bảo quản đúng cách, gây ngộ độc thực phẩm.
Phụ nữ có thai nên đặc biệt thận trọng việc ăn uống, bảo quản và hâm nóng thực phẩm đúng cách. Đây là nhóm đối tượng dễ bị ngộ độc thực phẩm. Một số nhóm vi khuẩn từ thịt, trứng sống, rau củ rửa chưa sạch và hải sản hun khói có thể đi qua nhau thai và gây hại cho em bé.
Nhóm đối tượng trên 65 tuổi hoặc người bị suy giảm miễn dịch cũng nên cẩn thận khi chế biến và bảo quản thực phẩm để đảm bảo sức khỏe.
Như vậy, cần bảo quản thực phẩm thừa đúng cách, ở nhiệt độ phù hợp và sau khi đã bảo quản và bỏ ra thì nên dùng hết, tránh trường hợp tiếp tục bảo quản bởi có thể giảm chất lượng của đồ ăn, gây hại cho sức khỏe.