văn hóa beefsteak
Bạn có biết

Thuật ngữ chuyên dụng trong “văn hóa beefsteak” mà các đầu bếp Âu cần biết

Beefsteak (hay thường gọi là bít tết) không chỉ được biết đến là một trong những biểu tượng ẩm thực của châu Âu mà còn là món ăn nổi tiếng khắp thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được hết các thuật ngữ được dùng trong món beefsteak hảo hạng này kể cả dân sành ăn. Cùng Tomimarkets tìm hiểu xem các đầu bếp Âu sử dụng thuật ngữ gì nhé!

Muốn là người sành ăn beefsteak hãy học ngay các thuật ngữ dưới đây

Trước khi tìm hiểu chuyên sâu về các thuật ngữ chuyên dụng liên quan đến beefsteak, chúng ta cần hiểu rõ beefsteak là gì. Beefsteak hay bò bít tết là món ăn xuất xứ từ phương Tây với thành phần chính là thịt bò (phần thịt thăn bò) cắt lát mỏng, vuông góc với các thớ cơ, được chế biến bằng cách nướng hoặc chiên áp chảo với các loại gia vị khác nhau.

Điều đặc biệt là beefsteak được nấu ở nhiệt độ khác nhau để cho ra những miếng bò có độ chín khác nhau tùy theo yêu cầu của thực khách. Tên gọi beefsteak bắt nguồn từ tiếng Pháp “bifteck”.

16 thuật ngữ chuyên dụng cho món Beefsteak

Thuật ngữ chỉ mức độ chín của beefsteak

Có đến 7 mức độ chín của món beefsteak, tùy theo khẩu vị của thực khách. Đó là:

  • Well done – thịt chín 100%
  • Medium well – thịt chín 90%
  • Medium – thịt chín 75%
  • Medium rare – thịt chín 50%
  • Rare – thịt chín 25%
  • Blue rare – thịt chín 10%
  • Raw – thịt sống 100%

>>> Đừng bỏ lỡ: Các gia vị không thể thiếu cho món Beefsteak ngon hoàn hảo chuẩn vị

Meat cut – Thuật ngữ chỉ vị trí phần thịt trên cơ thể bò 

  • Sirloin: phần thịt ít mỡ ở lưng bò thường được chế biến ở độ chín từ rare đến medium rare. Lưu ý là không được để quá chín sẽ khiến thịt bị khô cứng.
  • Tenderloin: phần giữa thắt lưng bò, sát với sirloin. Đây là phần thịt mềm và săn chắc nhất của bò, thường được chế biến ở độ chín giống với sirloin.
  • T-Bone: phần thịt có xương hình chữ T đôi khi bao gồm cả sirloin và tenderloin, thường được chế biến ở độ chín medium well trở lại để giữ lại độ ẩm, mềm cần thiết.
văn hóa beefsteak
Rất nhiều người thích thưởng thức phần beefsteak làm từ T-Bone
  • Ribeye: phần giữa sườn bò chứa nhiều dây mỡ nằm giữa thịt và xương, phần mỡ sẽ chảy ra và áo lên thịt một lớp màng bóng mỏng khiến hương vị thịt dai và béo hơn. Ribeye chủ yếu được chiến biến ở độ chín medium.

Thuật ngữ chỉ chất lượng và xếp hạng thịt bò – Grade

Grade là thuật ngữ dùng để chỉ chất lượng và cách chấm điểm thịt bò qua độ mềm, sức khỏe và chế độ ăn uống trước khi bị làm thịt của bò. Các grade cơ bản cho một miếng bò bít tết như sau:

  • Select: miếng thịt tiêu chuẩn không quá mềm, ít độ ẩm. Đối với mức điểm này, thịt bò trước khi chế biến phải cho thêm các gia vị khác nếu không thịt sẽ rất nhạt.
  • Choice: miếng thịt bò có hình dạng vân cẩm thạch – các đường vân mỡ len lỏi trong thịt, giúp thịt trở nên béo, mềm và thơm hơn.
  • Prime: là thịt bò lấy từ những con bò tơ, chỉ ăn cỏ thuần. Vân cẩm thạch trên miếng prime rất rõ nét và đẹp. Loại này chỉ có trong thực đơn các nhà hàng, khách sạn sang trọng.

Các thuật ngữ khác

  • Sauce: nước sốt ăn cùng với beefsteak. Có rất nhiều loại sốt tùy theo sở thích của mỗi người như sốt tiêu đen, sốt rượu vang…
  • Side-dish: món ăn kèm với beefsteak, điển hình như khoai tây chiên hoặc nghiền, rau củ quả nướng…
văn hóa beefsteak
Beefsteak có thể được thưởng thức cùng khoai tây chiên để tăng hương vị.

>>> Có thể bạn quan tâm: Mẹo nhỏ khi làm Beefsteak sốt tiêu đen cho vị ngon hảo hạng

Ngoài ra, sauce và side-dish còn có tác dụng cân bằng dinh dưỡng phần đạm trong thịt bò, làm bật lên hương vị của thịt khiến việc thưởng thức beefsteak thêm trọn vẹn và hoàn hảo.

Trên đây là một tất tần tật những thuật ngữ chuyên dụng trong “văn hóa beefsteak” mà các tín đồ của món ăn này cần nắm, đặc biệt hơn là các đầu bếp chuyên về món Âu. Hiểu được tường tận về món ăn không chỉ giúp chúng ta trở nên chuyên nghiệp hơn mà còn thưởng thức món beefsteak đúng cách và thơm ngon hơn rất nhiều.

Đánh giá bài viết
Gọi ngay:091 759 36 36