Trà thảo mộc trà xam thảo Tomimarkets
Pha chế

4 cách tự pha trà thảo mộc tốt cho sức khoẻ hàng ngày (Phần 2)

Trà thảo mộc có tác dụng trong việc tăng cường sức khoẻ, chống viêm thông qua các cơ chế ức chế các chất trung gian gây viêm, ức chế hoạt động của các chất tiền viêm, chống oxy hóa. Cùng Tomimarkets điểm qua những công thức trà thảo mộc chúng ta có thể tự pha ngay tại nhà qua bài viết dưới đây.

Trà táo đỏ kỷ tử

Táo đỏ được dùng trong những bài thuốc cổ truyền điều hòa khí huyết, bổ máu, giảm stress và tăng cường hệ miễn dịch, cũng như trong nhiều loại trà thảo mộc. Chúng đặc biệt được ưa chuộng đối với phụ nữ với công dụng điều tiết hóc môn. Giống như quả kỷ tử, táo đỏ cũng được xem như là nguyên liệu tuyệt vời cho các loại trà thảo dược nhờ vị ngọt nhẹ, dễ chịu.

Trà táo đỏ kỉ tử trà thảo mộc
Táo đỏ là thực phẩm không thể thiếu cho các mà mẹ mới sinh, chúng giúp bổ máu và ngừa cảm lạnh

Cách pha chế

Đun sôi 4 quả táo tàu và ½ chén táo tàu trong 500ml nước trong 20-30 phút. Lọc và thưởng thức.

>>> Có thể bạn quan tâm: Trà xanh Nhật Bản – 7 loại trà vang danh thế giới

Trà đậu xanh

Đậu xanh có chứa hàm lượng protein từ thực vật cao hơn bất kì loại đậu nào khác. Ngoài ra, đậu xanh còn là nguồn cung cấp tuyệt vời của kali và magiê, hai yếu tố thường bị thiếu trong chế độ ăn uống ngày nay, đậu xanh có thể giúp giảm lượng cholesterol xấu. Trong y học cổ truyền, đậu xanh được tin rằng sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể, và thường được các bác sĩ Trung Quốc khuyên dùng vào mùa hè.

Trà đậu xanh trà thảo mộc
Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, mỗi gia đình đều nên có những hạt đậu nhỏ này trong quầy bếp của mình

Cách pha chế

Đun sôi 1 chén đậu xanh trong khoảng 2 cốc nước trong 20 phút, lọc và thêm mật ong hoặc đường tùy thích.

>>> Có thể bạn quan tâm: Khám phá rượu Bourbon Whisky – tinh hoa của xứ sở tự do

Trà cam thảo

So với kẹo cam thảo đen, trà pha từ rễ cam thảo có hương vụ dễ chịu hơn. Rễ cam thảo cũng thường xuyên được sử dụng trong các đơn thuốc cổ truyền của Trung Quốc nhờ vào những tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người. Công dụng của loại trà này là làm tan đờm và giảm các cơn đau họng.

Trà thảo mộc trà xam thảo Tomimarkets
Tuy nhiên, lưu ý rằng rễ cam thảo không phù hợp với những người bị huyết áp cao

Cách pha chế

Để pha trà từ rễ cam thảo, ngâm 5 gram rễ cam thảo đã thái lát và 5 gram rễ cây cát cánh trong một cốc nước sôi trong khoảng 5 phút.

>>> Đọc thêm về: Trà xanh Nhật Bản – 7 loại trà vang danh thế giới

Trà Hoa Cúc và La Hán Quả

Hoa cúc và La hán quả là một trong những thành phần phổ biến trong trà thảo mộc. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy trong siêu thị hay những nhà hàng lớn đến quán ăn bình dân. Ta có thể kết hợp nấu trà hoa cúc cùng lá trà hay kết hợp cùng la hán quả cũng là một để xuất tuyệt vời bởi la hán quả có tính ngọt tự nhiên giúp trà tăng thêm vị nhưng rất tốt cho sức khoẻ.

Trà hoa cúc la hán quả
Hoa cúc là loại thảo mộc an toàn cho sức khỏe, có tác dụng làm mát cơ thể, lọc gan và cải thiện thị lực

Cách pha chế

Tách trái La Hán ra thành 2 – 4 phần. Sau đó, cho La Hán quả vào bình với 2 lít nước để đun sôi. Tiếp theo, cho 25 gram hoa cúc khô và 25 gram nhãn khô và đun nhỏ lửa trong 45 phút tiếp theo. Cuối cùng, để nguội khoảng 5-10 phút và thưởng thức, thêm đá nếu muốn dùng lạnh.

Với những phương pháp trên, chúng ta có thể thay đổi các loại trà thảo mộc hàng ngày hay có thể biến tấu kết hợp các loại nguyên liệu theo cách riêng để tăng cường sức khoẻ cho bản thân và gia đình. Đừng quên ghé qua fanpage Tomimarkets – Chuyện bếp để biết thêm những công thức vừa dễ uống, vừa bổ dưỡng cho cơ thể.

Đánh giá bài viết
Gọi ngay:091 759 36 36