Ẩm thực Nhật Bản Tomimarkets
Văn hóa ấm thực

Khám phá 15 điều thú vị về nền ẩm thực Nhật Bản

Khi bước chân vào khám phá nền ẩm thực Nhật Bản, chúng ta sẽ bị choáng ngợp bởi sự công phu trong từng khâu chuẩn bị, thưởng thức. Điều này không thể tìm thấy ở một đất nước nào khác. Vì thế, đây là điểm đến vô cùng lý tưởng cho những tâm hồn thích ăn uống và khám phá văn hóa truyền thống ẩm thực.

Nhật Bản là một trong ba quốc gia được Liên Hợp Quốc công nhận về nền văn hóa ẩm thực

Tháng 12 năm 2013, UNESCO – tổ chức văn hóa của Liên Hợp Quốc đã bổ sung các món ăn truyền thống của Nhật Bản (còn gọi là Washoku) vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể. Điều đó cho thấy việc bảo tồn nét văn hóa ăn uống này có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại của văn hóa truyền thống. Nhật Bản là quốc gia thứ hai trong danh sách được công nhận. Hai quốc gia còn lại là Pháp và Mexico.

Sử dụng nguyên liệu và hương vị theo mùa để chế biến thức ăn

Khâu chuẩn bị và trang trí đồ ăn là hai yếu tố quan trọng làm nên tinh hoa nền văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Trong khi chúng ta nghĩ rằng chỉ có bốn mùa trong một năm, các đầu bếp Nhật Bản lại phân chia đến hàng chục mùa và lựa chọn cẩn thận các nguyên liệu đặc trực với hương vị đại diện cho từng khoảng thời gian cụ thể.

Ẩm thực Nhật Bản sử dụng nguyên liệu và chế biến món ăn theo mùa
Các công đoạn chuẩn bị và trang trí được thực hiện vô cùng tỉ mỉ.

Ví dụ như khi đến thăm Nhật Bản vào đầu mùa xuân ( khoảng đầu tháng 3), một bữa ăn hằng ngày sẽ bao gồm những nguyên liệu có vị đắng, một hương vị đặc trưng cho mùa này. Điều này khiến cho du khách có cảm giác như được kết nối với truyền thống ăn uống ăn Nhật Bản với lịch sử lâu đời.

Sau khi chuẩn bị xong, từng món ăn sẽ được bày biện cẩn thận và đẹp mắt như một tác phẩm nghệ thuật.

>>> 10 MÓN ĂN NHẬT BẢN NỔI TIẾNG KHÔNG THỂ BỞ LỠ

Chìa khóa của ẩm thực Nhật Bản là sự đơn giản

Các món ăn luôn được chia thành từng phần nhỏ, ít nêm nếm hương liệu và luôn giữ sự tươi ngon. Các đầu bếp Nhật Bản luôn chọn những nguyên liệu chất lượng nhất, chế biến thoạt nhìn có vẻ đơn giản nhưng lại khiến món ăn trông rất bắt mắt và thơm ngon.

Hạn chế sử dụng tỏi, ớt và dầu

Nhiều món ăn ở Nhật thường được sấy khô, luộc, ăn sống hoặc ít nêm nếm. Umami (một hương vị đặc trưng của ẩm thực Nhật Bản) được tạo nên từ sự hòa quyện một vài nguyên liệu bao gồm miso, nước tương, nấm, rong biển, cá ngừ khô, và nước dùng. Tại Nhật Bản có món đồ chiên có tên Tempura, được bao quanh bởi lớp bột chiên xù mỏng và mặc dù là đồ chiên nhưng món ăn lại ít hấp thụ dầu.

Người Nhật hạn chế dùng tỏi, ớt và dầu ăn
Hạn chế sử dụng tỏi, ớt và đặc biệt người Nhật không thích món ăn nhiều dầu mỡ

 Ẩm thực Nhật Bản đa dạng các loại gia vị

Để tăng tính tương phản cho các món ăn, người Nhật sử dụng một số các gia vị đơn giản để đánh thức vị giác. Có thể kể đến các loại gia vị điển hình như nước chấm nhạt, cam quýt, miso, wasabi, dưa chua và nước tương.

>>> TRÀ XANH NHẬT BẢN – 7 LOẠI TRÀ VANG DANH THẾ GIỚI

Số lượng đi đôi với chất lượng

Mặc dù khẩu phần ăn riêng lẻ khá ít, nhưng một bữa ăn truyền thống Nhật Bản (được gọi là kaiseki) lại bao gồm rất nhiều món ăn khác nhau, đủ để khiến chúng ta no bụng và đặc biệt rất vừa miệng.

Ẩm thực Nhật Bản rất quan trọng việc lựa chọn chén đĩa

Trong khi nền văn hóa phương Tây thường chọn chén đĩa đồng bộ, thì các đầu bếp Nhật Bản có xu hướng sử dụng các loại chén dĩa đa dạng màu sắc, hoa văn và chất liệu. Việc lựa chọn này rất quan trọng và thường được lựa chọn phù hợp theo mùa.

Ẩm thực Nhật Bản rất quan trọng trong việc lựa chọn chén địa
Nhiều nhà hàng cao cấp thường yêu thích sử dụng các loại chén dĩa gốm cổ hoặc sơn mài

Thường sau khi món ăn được đem ra ở các nhà hàng Nhật, câu chuyện đằng sau về bộ chén dĩa được sử dụng cùng cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm bởi những người coi trọng nền văn hóa độc đáo này.

Tokyo là nơi sở hữu nhiều nhà hàng danh tiếng trên thế giới

Với 14 nhà hàng đạt ba sao Michelin, Tokyo đã trở thành khu vực có nhiều nhà hàng danh tiếng đứng đầu toàn cầu, vượt qua cả Paris.

>>> CÓ GÌ KHÁC NHAU GIỮA GÀ RÁN NHẬT BẢN VÀ GÀ RÁN HÀN QUỐC?

Thu nhập khủng khi phục vụ ở các nhà hàng truyền thống

Những đầu bếp tập sự đôi khi phải làm việc trong các nhà hàng ít nhất mười năm mới được phép sơ chế cá hoặc thịt. Trong thời gian học việc, họ thường làm các nhiệm vụ khác như đứng quầy, phục vụ hay làm cơm. Tuy nhiên, thu nhập của họ lại khá cao, xứng đáng với sự nỗ lực và tỉ mỉ của họ.

Đầu bếp Nhật Bản có thu nhập khủng
Những người phục vụ ở Nhật Bản không hứng thú với “tiền tip” bởi họ cảm thấy bị hạ thấp khi nhận tiền này.

Bữa ăn của người Nhật nhiều rau nhưng hiếm có thực phẩm chay hoàn toàn

Ẩm thực Nhật Bản có tỷ lệ món ăn từ thực vật cao hơn nhiều so với Mỹ, nhưng vẫn khó để có thể tìm ra món chay hoàn toàn. Điều này được lý giải bởi nguyên nhân là do nhiều món ăn truyền thống được nấu với nước dùng cá hoặc được rắc với cá ngừ khô. Điều này cũng gây khó khăn cho những du khách không ăn được hải sản vì tôn giáo của họ hoặc do dị ứng.

Nghệ thuật trà đạo

Ngoài thư pháp, âm nhạc và kịch, trà đạo được xem như là một trong những hình thức nghệ thuật đỉnh cao của Nhật Bản. Nhiều học viên khao khát học tập trong nhiều năm chỉ để có được vinh dự được phục vụ một buổi trà đạo này. Những giám đốc của các công ty Nhật Bản (với tư cách là người lãnh đạo trong cộng đồng) cần phải nghiên cứu và tìm hiểu các hình thức nghệ thuật truyền thống của họ, bao gồm cả cách uống trà.

Ẩm thực Nhật bản nổi tiếng với nghệ thuật trà đạo
Nghệ thuật trà đạo của Nhật Bản từ lâu đã vang danh thế giới

>>> CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: NHỮNG LOẠI SUSHI NỔI TIẾNG NHẤT THẾ GIỚI

Ẩm thực Nhật Bản ưa chuộng đồ ngọt chế tác thủ công và được gói cẩn thận

Mỗi vùng ở Nhật đều có phong cách chế biến các loại bánh kẹo truyền thống riêng biệt, được gọi là “wagashi”. Những sản phẩm tinh tế này gói trong những hộp quà đẹp mắt, và được bày bán ở các cửa hàng tiện lợi hoặc trong các nhà ga xe lửa để làm quà tặng cho bạn bè và gia đình. Tuy nhiên, cần chú ý rằng việc ăn đồ ngọt ở những nơi công cộng ngoài nhà hàng hay các quán ăn lại bị xem là thô lỗ.

Những quy tắc nghiêm ngặt trong ẩm thực Nhật Bản

Có rất nhiều quy tắc và nghi thức áp dụng cho những khía cạnh trong cuộc sống ở Nhật Bản, bao gồm cả vấn đề ăn uống. Chẳng hạn như khi ăn mỳ tạo ra tiếng thì không có gì ái ngại nhưng nếu là súp, điều đó sẽ bị coi là bất lịch sự.

Ẩm thực Nhật Bản có những quy tắc nghiêm ngặt trên bàn ăn
Cắm thẳng đũa vào bát cơm hay đặt đũa trên bát đang ăn là điều vô cùng tối kỵ

Thay vào đó, hãy sử dụng giá đỡ đũa, hoặc nếu không có, hãy gấp giấy gói đũa thành hình lều và đặt các đầu đũa trên đó.

Bày bừa trên đĩa sau khi ăn xong là hành động thiếu tôn trọng

Một quy tắc khác chắc chắn sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên đó là chúng ta không nên vứt bừa giấy ăn hay những thứ khác lên đĩa của mình sau khi ăn bởi điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với nhân viên nhà hàng và bữa ăn mà họ đã phục vụ. Thay vào đó, chúng ta có thể gấp hoặc thắt nơ giấy ăn.

Rót rượu sake một cách đúng điệu

Các phục vụ nhà hàng thường sẽ rót rượu sake cho đến khi tràn ra ngoài chiếc đĩa đặt dưới, như một lời cảm ơn cho chuyến thăm của du khách. Đó là biểu thị sự hiếu khách và lòng biết ơn.

Rót rượu sake như người Nhật
Vì thế, đừng ngạc nhiên khi nhân viên nhà hàng rót rượu cho khách

Trên đây là những nét thú vị trong nền văn hóa ẩm thực Nhật Bản, qua đó cho thấy được sự tỉ mỉ, cẩn trọng của con người nơi đây kể cả trong chuyện ăn uống hằng ngày. Điều này chứng tỏ, ẩm thực đối với họ chính là sự trân quý tận từ đáy lòng để tôn vinh bản sắc văn hóa. Theo dõi fanpage Tomimarkets – Chuyện bếp để tìm hiểu thêm những thông tin thú vị về nền ẩm thực Nhật Bản và nhiều nơi trên thế giới.

Đánh giá bài viết
Gọi ngay:091 759 36 36