Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu đi theo chế độ ăn thuần chay?
Chúng ta vẫn thường nghe những lời ca ngợi về chế độ ăn thuần chay. Nhưng liệu có ai đảm bảo rằng ăn thật nhiều hoa quả và rau củ là một lựa chọn thông minh?
Khi chuyển sang chế độ ăn thuần chay, cơ thể bạn sẽ có nhiều biến đổi. Chế độ thuần chay giúp con người có giấc ngủ ngon hơn, cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ hệ thống lợi khuẩn của cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi, chúng ta sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi và thiếu đi một số chất thiết yếu.
Năng lượng
Một trong những khoáng chất thiết yếu nhất, cung cấp năng lượng cho cơ thể chính là sắt.
Sắt đóng vai trò vô cùng quan trọng: vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, tạo ra nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động. Lượng sắt trong cơ thể thấp dẫn đến các căn bệnh mãn tính, rụng tóc, nhức đầu, da nhợt nhạt, tim đập nhanh và một số triệu chứng khác. Sắt rất quan trọng với chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Các bạn nữ có chu kỳ kinh nguyệt nhiều hay từng bị chứng thiếu máu dễ bị thất thoát sắt.
Vì thế, chúng ta phải chú ý trong việc bổ sung sắt. Nguồn sắt trong rau củ quả khó hấp thụ hơn và ít hơn nhiều so với sắt có trong thịt. Nếu bạn quyết tâm cắt bỏ thịt trong khẩu phần ăn, phải ăn nhiều các loại thực phẩm chứa sắt như đậu ngự, đậu thận, đậu gà, đào khô, khoai tây nấu, phôi lúa mì, mẻ hay bí đỏ. Khi ăn chế độ ăn thuần chay, để giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, hãy thực phẩm giàu sắt với thực phẩm giàu vitamin C như dâu tây, cà chua, ớt chuông, củ cải, bông cải xanh và trái cây họ cam.
>>> Có thể bạn quan tâm: Có nên cho trẻ em ăn chay? Lợi và hại khi cho trẻ em ăn chay
Sức khỏe đường ruột
Sau khi chuyển qua chế độ thuần chay, bạn sẽ cảm thấy đường ruột của mình khỏe hơn trông thấy. Các loại thịt, nhất là thịt đỏ và thịt làm sẵn, có thể gây nóng đường ruột, tiêu diệt các lợi khuẩn và gây ra một số vấn đề về đường tiêu hóa.
Thế nhưng, khi ăn thuần chay, cơ thể sẽ phản ứng theo hướng ngược lại. Ăn thuần chay sẽ bổ sung lượng prebiotic và probiotic. Prebiotic chính là tinh bột không tiêu hóa được nhưng có tác dụng làm tăng vi khuẩn có lợi trong thành ruột.
Prebiotic có thể tìm thấy rất nhiều trong các loại trái cây như chuối và táo, rau củ và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Còn probiotic chính là các lợi khuẩn, có thể tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, các loại men,…
Giấc ngủ và cảm xúc
Trong các loại rau củ, đặc biệt là các cây nhà họ đậu có chứa hàm lượng rất cao isoflavone, một estrogen thực vật giúp cải thiện giấc ngủ và hạn chế những triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Ngoài ra, ăn nhiều rau củ còn giúp cải thiện cảm xúc. Những người có chế độ ăn thuần chay thường có tỉ lệ tinh bột và đạm cao giúp tăng cường axit amin tryptophan đi vào não làm hormone serotonin, một hormone giúp bạn vui vẻ.
Trong khi đó, ăn nhiều thịt, lượng axit arachidonic, một loại chất béo không bão hòa từ omega-6, hấp thụ nhiều, gây ra nhiều biến đổi trong não bộ và ảnh hưởng đến cảm xúc con người.
>>> Có thể bạn quan tâm: Lưu ý cho người ăn chay: Thế nào là chế độ thuần chay?
Cân nặng
Lượng calo trong thực vật chắc chắn sẽ ít hơn rất nhiều so với thịt động vật bởi chúng có lượng mỡ khá cao. Để giảm cân hiệu quả, hãy ăn các thực phẩm như rau chân vịt, sữa chua Hy Lạp, phôi lúa mì và diêm mạch. Rau chân vịt chứa dồi dào glutamine, quan trọng cho những ai mong muốn có cơ bắp vững chắc, còn sữa chua Hy Lạp chứa nhiều protein hơn các loại sữa chua thường.
Phôi lúa mì vô cùng giàu kẽm, sắt, kali, các loại vitamin B, chất xơ và đạm nhưng với những ai không ăn gluten, đây là thực phẩm cần tránh. Diêm mạch là thực phẩm tối ưu, chứa toàn bộ protein và 9 loại axit amin cần thiết để cơ bắp vững chắc.
Sức khỏe tim mạch
Ăn nhiều rau sẽ làm lượng cholesterol trong máu giảm, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ngoài ra, ăn nhiều rau, ngũ cốc, đậu nành sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim, thiếu máu cục bộ, đột quỵ do xuất huyết với những người trên 50 tuổi. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, các chất sản sinh ra trong quá trình tiêu hóa thịt, nhất là thịt đỏ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Thế nhưng, các loại cá với hàm lượng omega-3 cao lại vô cùng tốt cho tim kạch. Omega-3 sẽ làm giảm lượng chất béo triglyceride, giảm nhẹ huyết áp, ngăn ngừa tắc mạch máu và nhịp tim bất thường. Đặc biệt, omega-3 trong cá giảm thiểu nguy cơ chết vì liên quan đến các bệnh tim mạch. Tuy vẫn còn một số tranh cãi về hàm lượng thủy ngân cùng một số vi khuẩn có hại trong một số loại cá nhưng không thể phủ nhận ra omega-3 trong cá vô cùng tốt cho sức khỏe tim mạch.
>>> Có thể bạn quan tâm: Những nhà hàng chay tại Luân Đôn phá vỡ chuẩn mực cũ khi ăn chay
Một số dưỡng chất khác
Dù chế độ ăn thuần chay vẫn là một chế độ ăn tốt, lành mạnh nhưng đôi khi ăn chay vẫn không đủ cung cấp các chất dinh dưỡng chúng ta cần. Một trong số đó là vitamin B12 thường chỉ xuất hiện ở sò, cá hồi, thịt bò và cá ngừ đại dương, Nhưng một số thực phẩm thân thiện với người ăn chay như men dinh dưỡng vẫn có vitamin B12.
Với trường hợp của omega-3 và kẽm, những chất vô cùng cần thiết cho tim mạch, hơi khó kiếm trong thực vật. Nhưng bạn vẫn có thể bù vào bằng cách ăn hạt chia, quả óc chó, hạt lanh và hạt gai dầu.
Với chế độ ăn thuần chay, chúng ta sẽ cảm thấy cơ thể dần tốt hơn như cải thiện sức khỏe tim mạch hay ngủ ngon hơn. Tuy nhiên vẫn sẽ có một số bất lợi tồn tại. Nếu không chú ý, chúng ta có thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng như vitamin và chất khoáng. Vậy nên, bạn vẫn nên chú ý bổ sung những chất cần thiết