Trà Nhật: Chi tiết từ trang phục, địa điểm đến cách thưởng thức
Trà Nhật từ trước đến nay được biết đến như một biểu tượng của sự tinh tế trong văn hóa và con người. Ai cũng biết đến trà đạo – niềm tự hào của người Nhật. Nhưng ít ai biết ẩn sau nghi thức tưởng chừng đơn giản ấy lại là những quy trình cần sự chuẩn mực ở mức cao nhất.
Nhật Bản luôn nổi tiếng với đức tính chăm chỉ, tỉ mỉ và nghiêm túc. Họ đã mang toàn bộ tinh thần này vào trà Nhật và đặc biệt khi thực hiện nghi thức trà đạo Nhật Bản. Tomimarkets sẽ cùng bạn khám phá có gì trong một
Thủ tục trà đạo khi pha trà Nhật
Một buổi trà đạo đầy đủ, trang trọng là một sự kiện kéo dài nhiều giờ bắt đầu bằng một bữa ăn kaiseki (bữa ăn nhiều món). Sau đó được tiếp diễn bằng một bát trà dày và kết thúc là bát trà mỏng.
Giao thức của một buổi trà đạo được xác định theo các chuyển động tay chính xác khác nhau giữa các trường phái khác nhau. Khách du lịch thường không quan tâm đến các quy tắc một cách chi tiết, nhưng về mặt cơ bản họ vẫn sẽ quan tâm đến tổng quan của toàn bộ thủ tục pha trà trong trà đạo Nhật Bản.
>>> Có thể bạn quan tâm: Trà đạo Nhật Bản: Tinh hoa văn hóa gói gọn trong tách trà
Những yêu cầu tỉ mỉ khi pha trà trong nghi lễ trà đạo Nhật Bản
Trang phục khi pha trà
Khi pha trà không nên ăn vận quá lòe loẹt và xức lên mình hương thơm quá gắt. Bởi làm như vậy dễ khiến người thưởng trà bị mất tập trung và không thể trải nghiệm trà thật trọn vẹn.
Địa điểm tổ chức trà đạo truyền thống
Theo đúng yêu cầu của trà Nhật thì nghi thức trà đạo thường được tổ chức tại một khu vườn – điều mà nhiều nơi tổ chức trà đạo hiện đại không có.
Ngoài ra, khu vườn cần phải đáp ứng được các yêu cầu về không gian xanh. Không nên có quá nhiều màu sắc lòe loẹt trong vườn, lại càng không nên thưởng trà tại một khu vườn có quá nhiều loài hoa có mùi gắt bởi sẽ tạo ra sự xao nhãng, không thể cảm nhận trọn vẹn mùi trà.
Lối đến phòng thưởng trà cần có đá cuội với nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau trải đến. Bên cạnh bồn đá để khách rửa tay trước khi thưởng trà cũng cần có một chiếc đèn lồng bằng đá. Đáp ứng được hết các tiêu chí này thì mới có thể coi là một địa điểm tổ chức nghi thức trà đạo đúng chuẩn.
>>> Đừng bỏ lỡ: Liệu bạn đã biết hết về trà đen – loại trà phổ biến nhất châu Âu
Phòng trà và tác phong chào hỏi
Phòng để thưởng trà Nhật trong nghi lễ trà đạo sẽ là một căn phòng được sắp xếp theo lối truyền thống có chiếu trải. Cửa vào thường khá thấp để khách phải cúi xuống khi bước vào phòng. Người Nhật cho rằng làm vậy để tượng trưng cho sự khiêm nhường khi bước vào một không gian lạ.
Sau khi bước vào, khách đi đầu sẽ ngồi gần phần phòng hốc này, các vị khách khác sẽ theo sau. Khách sẽ ngồi theo tư thế seiza – quỳ bệt hoặc ngồi quỳ lên hai chân sau. Trước khi nghi thức bắt đầu, khách sẽ cúi đầu chào thêm lần nữa.
>>> Có thể bạn quan tâm: Những quy tắc hiện đại cho tiệc trà chiều kiểu Anh
Chuẩn bị trà
Chủ nhà thường chuẩn bị trà trước mặt khách. Các dụng cụ chính bao gồm máy đánh trứng (chasen), hộp đựng trà cho bột trà xanh (natsume), muỗng trà (chashaku), bát trà, hộp đựng kẹo hoặc đĩa và ấm đun nước.
Thưởng thức trà và bát trà
Để tránh bị say trà sau khi uống trà lúc còn đói bụng, trước khi thưởng trà, khách sẽ được thưởng thức một phần bánh ngọt Nhật Bản.
Chén trà sẽ được đặt lên tấm chiếu trước mặt và thường để theo hướng mặt trước đối mặt với khách thưởng trà. Tuy nhiên sau khi cầm chén trà bằng tay phải, đặt lên tay trái thì khách cần xoay chén trà để mặt trước này hướng ra ngoài.
Sau khi uống vài ngụm thì khách thưởng trà Nhật sẽ đặt tách trà trở lại trên chiếu, cúi đầu và bày tỏ lòng biết ơn sau khi nhận và uống hết cốc trà.
Nhiều người sẽ tự hỏi vì đâu người Nhật lại uống trà Nhật theo lối thưởng trà đạo cầu kỳ đến thế. Nhưng bởi mong muốn người thưởng trà không chỉ uống trà, cảm nhận hương vị của trà mà còn cảm thấu lòng hiếu khách và có một tinh thần thư giãn, thả lỏng nhất khi uống trà nên trà đạo Nhật Bản chưa từng mất đi vị thế của mình suốt nhiều thế kỷ.
Có lẽ bởi thưởng trà khi tâm lặng, con người sống chậm hơn thì trà không chỉ ngấm vào vị giác mà ngấm cả vào trong tâm hồn, nên trà đạo mới khiến cả thế giới kính ngưỡng đến vậy.