Trà đạo Nhật Bản
ẨM THỰC - DU LỊCH

Trà đạo Nhật Bản: Tinh hoa văn hóa gói gọn trong tách trà

Trà đạo Nhật Bản là một trong những nét văn hóa ẩm thực nổi tiếng của Đất nước Mặt trời mọc. Ngày nay, trà đạo được thực hành như một sở thích, và có những nơi khách du lịch cũng có thể trải nghiệm. Nhưng ít ai tường tận được vì đâu người Nhật sẵn sàng dành nhiều giờ đồng hồ để được thưởng thức một tách trà đúng quy chuẩn của trà đạo.

Trà đạo Nhật Bản là một nét văn hóa truyền thống đã đi vào lịch sử. Đây được coi là “nghi lễ” bao gồm từ khâu chuẩn bị đến thưởng thức trà trong một phòng thưởng trà truyền thống, có chiếu trải sàn.

Mục đích chính của nghi lễ này là vừa thưởng trà, vừa thưởng thức lòng hiếu khách tinh tế và quy củ của chủ nhà trong bầu không khí thong thả, tách biệt khỏi nhịp sống công nghiệp hàng ngày. Tomimarkets sẽ cùng bạn khám phá những nét đẹp của trà đạo Nhật Bản – khi tinh túy đều nằm gọn trong tách trà.

Trà đạo Nhật Bản – chuẩn chỉnh từ nghi lễ chuẩn bị

Trà đạo ngày nay được thành hành như một sở thích của người yêu trà. Các nghi lễ cũng có sự khác biệt về hình thức nhưng vẫn được phát triển rộng rãi trên toàn Nhật Bản dù là tại những khu vườn Nhật truyền thống, trung tâm văn hóa và khách sạn sang trọng.

Trà đạo Nhật Bản tinh hoa văn hóa
Nếu muốn một lần thưởng thức trà đạo Nhật Bản thì đừng quên ghé qua Kyoto và Uji

Để có một buổi trà đạo đúng quy chuẩn, người Nhật sẽ phải tỉ mẩn từ khâu chọn trà, chuẩn bị dụng cụ, không gian và làm tuần tự các bước bao gồm cả việc chờ đợi trong một khoảng thời gian khá dài để được thưởng thức thành quả cuối cùng là một tách trà thơm ngon.

>>> Khám phá về trà Nhật Bản: Trà xanh Nhật Bản – 7 loại trà vang danh thế giới

Niềm tự hào giản dị của người Nhật với trà đạo Nhật Bản

Trà vốn dĩ không phải thức uống có nguồn gốc từ Nhật Bản. Từ thế kỉ thứ 8, theo con đường của những nhà sư từ Trung Quốc trở về Nhật Bản, trà được giới thiệu như một loại đồ uống dược liệu của các linh mục và giới thượng lưu đến Nhật. Mãi đến thời Muromachi (1333-1573), trà mới dần trở thành thức uống phổ biến với hầu khắp các tầng lớp trong xã hội.

Hơn thế nữa, với những gia đình giàu có, thuộc tầng lớp thượng lưu thì trà đạo với các bữa tiệc trà nhỏ là một các để họ thể hiện bản thân và thể hiện kiến thức về trà.

Trà đạo Nhật Bản nét đẹp văn hóa
Những người có hiểu biết sâu về trà đạo trong văn hóa Nhật cũ đều là người thuộc tầng lớp quý tộc

Người Nhật vì thế mà không chỉ coi trà là một thức uống bình dân và trà đạo không phải chỉ là một nghi thức phù phiếm. Họ coi trà đạo là đại diện cho sự tinh khiết, yên tĩnh, tôn kính và sự hài hòa. Ngoài ra, thưởng thức trà không chỉ đơn thuần là uống mà còn hưởng thụ tính thẩm mỹ và lòng thành tâm của người pha trà.

>>> Có thể bạn quan tâm: Top 5 loại trà đắt tiền nhất thế giới: Lên tới 28 tỷ đồng!

Trà đạo Nhật Bản và lòng hiếu khách

Thủ tục cho buổi trà đạo sẽ khác nhau tùy thuộc vào địa điểm và thời gian trong năm, nhưng thường thì chủ nhà và khách đầu tiên sẽ cúi chào nhau và rửa tay trong bồn đá, súc miệng trước khi vào thưởng thức trà. Tiếp đến, khách sẽ tháo giày dép và vào phòng trà, ngồi theo đúng thứ tự được sắp xếp.

Trà đạo Nhật Bản lòng hiếu khách
Trước khi thưởng trà, khách sẽ được phục vụ bữa ăn với nhiều phần, đi cùng là rượu sake và chút đồ ngọt

Sau giờ ăn là đến giờ trà. Lúc này, khách rời khỏi phòng và căn phòng sẽ được quét dọn sạch, cắm hoa rồi chuẩn bị các dụng cụ để phục vụ trà.

Sau thời gian ủ và ngấm trà hợp lý, khách thưởng trà sẽ nhấp một ngụm, cúi đầu rồi lau miệng trà và truyền ly trà cho người tiếp theo thưởng thức. Đến khi toàn bộ khách đã thưởng thức hết trà trong cùng một tách thì nghi lễ thưởng trà mới chấm dứt.

>>> Đừng bỏ lỡ: Lạc vào “xứ sở trà sữa” – 5 thương hiệu trà sữa nổi tiếng nhất Đài Loan

Trải nghiệm một buổi trà đạo cho ta một cái nhìn thoáng qua về một phần hấp dẫn của văn hóa Nhật Bản có nhiều lịch sử và ý nghĩa chỉ bằng một tách trà tiếp khách.