Nguyên tắc của người làm bếp
Cảm hứng bếp

Những nguyên tắc của người làm bếp không phải ai cũng biết

Bất cứ nghề nghiệp nào cũng cần có những nguyên tắc riêng, không chỉ để công việc được sắp xếp theo đúng trật tự mà còn để đảm bảo an toàn trong quá trình lao động và giữ được cái tâm khi làm nghề. Nghề đầu bếp cũng vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những nguyên tắc của người làm bếp nhé!

Gọn gàng – nguyên tắc đầu tiên của người làm bếp

Một căn bếp chỉ có thể tao ra món ăn ngon khi nó được sắp xếp gọn gàng với những nguyên liệu, dụng cụ được sắp xếp đúng vị trí. Điều này hỗ trợ rất nhiều có quá trình nấu nướng về mặt tốc độ cũng như cảm hứng nấu nướng.

Nguyên tắc của người làm bếp
các dụng cụ và nguyên liệu trên bàn bếp luôn phải được sắp xếp gon gàng để phục vụ cho quá trình nấu nướng

Trước khi nấu nướng, đầu bếp luôn sắp xếp các nguyên liệu, dụng cụ một cách ngăn nắp, dễ quan sát. Đối với những gian bếp lớn, đầu bếp còn đánh dấu vị trí hoặc dán nhãn mọi vật dụng để thuận tiện trong việc sử dụng khi cần thiết.

Trong suốt quá trình thực hiện món ăn, những nguyên liệu dư thừa luôn được dọn dẹp gọn gàng là yêu cầu đối với đầu bếp chuyên nghiệp.

>>> Có thể bạn quan tâm: Nghề đầu bếp – Lửa trên bếp thắp bằng lửa trong lòng

Nguyên tắc khi sử dụng dao

Dao là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gian bếp. Đối với đầu bếp chuyên nghiệp, việc sử dụng dao còn có những nguyên tắc và lưu ý riệng.

Nguyên tắc của người làm bếp
Đối với người làm bếp, việc sử dụng dao cũng phải tuân theo nguyên tắc

Đối với mỗi nguyên liệu, người đầu bếp cần sử dụng những loại dao khác nhau để xử lý chuyên biệt. Và với mỗi loại dao, cùng ta cần đi kèm với một loại thớt phù hợp.

Đặc biệt, để tuân thủ tuyệt đối an toàn khi nấu nướng, các đầu bếp tuyệt đối không rửa dao bằng máy rửa bát và phải cần trọng khi thực hiện quá trình mài dao.

Luyện tập nếm thức

Nhận biết và điều chỉnh gia vị là một kỹ năng vô cùng quan trọng và đặc trưng của người đầu bếp. Có những đầu bếp bẩm sinh đã rất nhạy cảm với mùi vị, cũng có những người phải tập luyện để có khả năng nhận biết và nêm nếm tốt.

Nguyên tắc của người làm bếp
Nếm thức ăn là kỹ năng mà người làm bếp bắt buộc phải học

Theo khoa học giác quan, đầu bếp rèn luyện nâng cao độ nhạy của các giác quan bằng cách tập nếm 5 – 10 hương vị mỗi ngày, số lượng này sẽ tăng dần lên theo từng ngày.

>>> Có thể bạn quan tâm: “Huyền thoại gian bếp Việt” – bước trên thăng trầm song hành cùng ẩm thực

Lắng nghe lẫn nhau và lắng nghe khách hàng

Việc phải lắng nghe ý kiến của khách hàng, đồng nghiệp vừa là nỗi sợ hãi, vừa là sự thích thú và vừa là điều nên làm ở người đầu bếp. Dù bạn đang làm ở vị trí nào thì trong khu vực bếp bạn cũng cần phải lắng nghe lẫn nhau. Nghe phân công để làm đúng công việc, nghe góp ý để thay đổi tích cực, nhận lời khen làm động lực vươn lên và nghe cả những tâm sự của đồng nghiệp để thấu hiểu hơn.

Nguyên tắc của người làm bếp
Lắng nghe là yếu tố quyết định sự thành bại của người làm bếp

Là một đầu bếp, bạn cũng nên học cách lắng nghe phản hồi từ phía khách hàng. Lắng nghe để thay đổi theo hướng tích cực là một trong những yếu tố để trở thành một đầu bếp giỏi.

Không ngừng học hỏi

Ẩm thực là một thế giới phong phú và luôn có sự biến đổi. Từ những kiến thức về ẩm thực truyền thống đến hiện đại, từ địa phương nhỏ đến những đất nước rộng lớn. Áp dụng những kiến thức này, đầu bếp sẽ biết cách kết hợp sáng tạo, biến hóa món ăn đa dạng cũng như am hiểu về khẩu vị của từng đối tượng khách hàng. Vì vậy, đầu bếp cần nâng cao kiến thức ẩm thực để phát triển bản thân.

Nguyên tắc của người làm bếp
Một đầu bếp giỏi sẽ không ngừng học hỏi

Với mỗi nghề nghiệ, việc tuân thủ nguyên tắc đều khiến cho công việc đi vào quỹ đạo và tạo nền móng vững chắc cho bản thân. Nếu bạn ước mơ trở thành một đầu bếp giỏi, hãy tuân thủ những nguyên tắc của nghề đầu bếp này nhé!

Đánh giá bài viết
Gọi ngay:091 759 36 36