Nghề đầu bếp – Lửa trên bếp thắp bằng lửa trong lòng
Là một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay, nghề đầu bếp là mục tiêu của nhiều bạn trẻ bởi cơ hội làm việc rộng mở với thu nhập cao. Thế nhưng, không dễ để trở thành một đầu bếp thực thụ bởi không phải ai cũng biết cách thổi bùng ngọn lửa trên bếp bằng ngọn lửa nhiệt huyết trong lòng mình.
Thức ăn chín cần có thời gian, đầu bếp “chín” cần sự kiên nhẫn
Không bao giờ có sự thành công chớp nhoáng đối với nghề bếp. Không ai sinh ra để trở thành thiên tài nấu nướng. Để đủ độ “chín”, người đầu bếp cần sự kiên trì và nhẫn nại.
>>> Có thể bạn quan tâm: Top 10 “phù thủy món Âu” lừng danh thế giới
Có những người tiếp xúc với dao, thớt, chảo, lửa từ khi còn là đứa trẻ 14 tuổi để trở thành một đầu bếp thành danh. Có những người kiên nhẫn phụ bếp hàng chục năm để được đặt chân lên vị trí bếp chính. Bất cứ ngành nghề nào cũng cần sự nỗ lực nhưng với nghề đầu bếp, sự nỗ lực cần nhân lên nhiều lần. Năng khiếu là lợi thế trời cho, nhưng sự nỗ lực quyết định chỗ đứng của bạn.
Tất cả những đầu bếp nổi tiếng trên thế giới như Gordon Ramsay, Anthony Bourdain hay Marco Pierre White đều phải tập luyện từ những bước đơn giản đầu tiên như lựa chọn và sơ chế nguyên liệu, dọn rửa dụng cụ trước khi trở thành đầu bếp được cả thế giới ngưỡng mộ. Chính vì thế, có thể nói, nghề đầu bếp không dành cho những kẻ lười biếng và thiếu quyết tâm.
Hi sinh để thổi hơi ấm cho bữa cơm của triệu gia đình
Có thể nói, đầu bếp là một nghề nghiệp vô cùng cao quý, thiêng liêng bởi để đổi lấy những bữa ăn ngon cho hàng triệu người, họ phải hi sinh bữa ăn của chính mình. Một đầu bếp luôn phải làm việc với cường độ cao, đi sớm để chuẩn bị nguyên vật liệu, kịp thời ra món để phục vụ khách và tan làm trễ hơn sau khi đã đảm bảo căn bếp được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng. Bữa cơm của người đầu bếp luôn vội vã và thường ăn rất muộn sau khi đã phục vụ đầy đủ cho khách hàng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Những đầu bếp gốc Việt khiến ẩm thực Âu – Mỹ ngả mũ
Với nghề đầu bếp, giờ nghỉ ngơi của người khác là giờ họ lao động và ngày nghỉ của mọi người chính là ngày họ bận rộn nhất. Thông thường, những đầu bếp sẽ rất bận rộn vào khung giờ trưa và tối. Những ngày nghỉ, khi người người vui vẻ đi chơi, đi ăn thì họ cần mẫn trong căn bếp để phục khách hàng. Chính vì vậy, họ ít có thời gian dành cho gia đình và bản thân. Đó là điều khiến nhiều người bỏ cuộc trên con đường chinh phục nghề đầu bếp.
Sức nóng của căn bếp cùng với áp lực thời gian dễ khiến đầu bếp trở nên căng thẳng. một đầu bếp giỏi cần tiết chế được cảm xúc và tự giải tỏa được áp lực của chính mình. Với một ngành nghề đòi hỏi sự sáng tạo như ẩm thực, nếu khư khư giữ lấy những điều đã cũ, bạn sẽ là một kẻ thất bại. Vì vậy, những đầu bếp chưa bao giờ ngừng suy nghĩ về cách cải biến hay ý tưởng mới cho món ăn. Đổi lại điều đó là sự hài lòng, tán thưởng, công nhận của thực khách.
Nghề đầu bếp – sẽ thấy nụ cười nếu đủ “duyên”
Nếu để ý, chúng ta sẽ nhận ra những người làm bếp đều có độ “trầm tĩnh” nhất định trong suy nghĩ. Khi họ tập trung với những món ăn, dường như không điều gì có thể phá vỡ thế giới của họ. Đó là thế giới của tình yêu và niềm đam mê.
>>> Có thể bạn quan tâm: Trần Văn Hai – Gã đầu bếp Việt hài hước ở Berlin
Nụ cười và thành công sẽ không rạng rỡ nếu chúng ta bỏ cuộc giữa chừng, nghề bếp cũng vậy. Sự yêu thích, niềm đam mê nấu nướng chính là động lực để nụ cười luôn nở trên môi người làm bếp. Bởi đặc thù của nghề này là luôn mở rộng cơ hội cho những ai đủ cố gắng và say mê.
Những giải thưởng, huy chương, sự công nhận, nguồn thu nhập cao là điều mà bất cứ đầu bếp nào cũng mơ ước. Vì thế có câu: “nghề đầu bếp sẽ thấy nụ cười nếu đủ “duyên””. Duyên ở đây đến từ sự nỗ lực của mỗi người.
Tomimarkets hi vọng, với những thông tin chúng tôi chia sẻ về ngành nghề này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về nghề đầu bếp cũng như những khó khăn, thử thách mà người làm bếp cần vượt qua. Đừng quên theo dõi fanpage Tomimarkets – Chuyện bếp để cập nhật những thông tin thú vị xoay quanh nghề nghiệp này và rộng hơn là thế giới ẩm thực nhé!