Đá mài dao
Mẹo bếp

Những kiến thức về đá mài dao có thể bạn chưa biết

Dao là dụng cụ không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Việc mài dao như thế nào và chất liệu mài dao ra sao ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình nấu nướng của bạn. Cùng Tomimarkets tìm hiểu những kiến thức về đá mài dao nhé!

Mài dao tưởng như là công việc đơn giản nhưng thực chất lại rất công phu. Chúng ta thường có thói quen mua đá mài ngoài chợ hay siêu thj sau đó sử dụng chúng để mài tất cả các loại dao trong bếp. Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dao và đó không phải là cách mài dao đúng, thậm chí còn làm cho tình trạng dao trở nên “tồi tệ” hơn. Vậy chúng ta phải lựa chọn đá mài như thế nào?

Phân loại đá mài

Đá mài dao rất đa dạng, trong đó có hai loại cơ bản đó là đá mài dầu và đá mài nước.

Đá mài dầu

Đá mài dao
Đá mài dầu

Đá mài dầu là dòng đá mài bén dao cụ truyền thống được sử dụng khá phổ biến. Đá mài dầu như tên gọi sẽ sử dụng dầu hoặc mỡ khi mài. Đá mài dầu khá cứng, độ bền cao, khó mòn. Nhược điểm của chúng là không quá ráp và khi bài dao sẽ không quá bén. Chính vì vậy chứng chỉ thường được sử dụng để mài các loại dao Đức, châu Âu, các loại dao dày, nặng và mục đích sử dụng không quá tỉ mỉ như mổ xẻ, chặt,…

>>> Có thể bạn quan tâm: Bí kíp mài dao như chuyên gia: Cực đơn giản, ai cũng có thể thực hiện

Đá mài nước

Đá mài dao
Đá mài nước

Khi sử dụng đá mài nước, ta phải đem ngâm đá ngập trong nước khoảng 10 – 15 phút trước khi mài. So với đá mài dầu thì đá mài nước mềm hơn, nhanh mòn, khi mài dao có thể ra cả bột đá. Tuy nhiên, loại đá này khi mài dao lại rất bén, nó có thể sử dụng cho cả dao châu Âu và châu Á, đặc biệt rất thích hợp để mài dao Nhật. Nếu trong gian bếp của bạn có nhiều loại dao thì việc lựa chọn đá mài nước là điều vô cùng hợp lý.

Độ nhám Grit của đá mài dao

Grit là chỉ số thể hiện độ nhám của viên đá. theo lý thuyết, độ nhám càng cao, đá mài càng mịn và mài dao càng sắc bén. Đối với từng loại dao chúng ta có thể lựa chọn đá có độ nhám Grit khác nhau.

  • Độ nhám từ 200 – 1000: Chuyên trị dao cùn, dao đang bén tuyệt đối không sử dụng đá mài này.
  • Độ nhám từ 1000 – 1200: Dùng cho dao bén sắn, mới sử dụng vài lần và cần mài bén lại như mới.
  • Độ nhám từ 3000: Sử dụng sau khi mài dao với đá 1000 để tiếp tục tăng thêm độ bén cho dao.
  • Độ nhám từ 6000: Mài dao sáng bóng, chuyên sử dụng để mài dao đầu bếp thái lát chuyên nghiệp.
  • Độ nhám từ 8000: Sử dụng cho dao của các siêu đầu bếp, thường không thông dụng vì giá rất đắt.

>>> Có thể bạn quan tâm: 4 cách luộc gà không cần nước vẫn đảm bảo thơm ngon trọn vị

Lưu ý khi mài dao

Cần chú ý về độ nhám khi lựa chọn đá mài dao
Khi sử dụng đá mài dao chúng t cần lưu ý lựa chọn dao, đá và căn góc mài phù hợp
  • Với đá nước, trước khi mài chúng ta phải đem ngâm ngập trong nước 10 – 15 phút.
  • Không sử dụng dao Nhật mài đá dầu bởi càng mài sẽ càng cùn, sứt mẻ.
  • Góc mài càng nhỏ, dao càng bén.
  • Với một vài hãng dao như Global hay KAI, chúng ta chỉ nên mài góc khoảng 10 – 15 độ, quá góc nghiêng này lưỡi dao sẽ rất dễ mẻ.
  • Các hãng dao Nhật thường bán thêm kẹp dao để người sử dụng gắn vào dao lúc mài, kẹp sẽ trở thành bệ đỡ giữ cho dao luôn nghiêng theo góc dưới 15 độ.

Việc mài dao không hề đơn giản như chúng ta nghĩ, ngược lại rất công phu. Tomimarkets hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của đá mài khi mài dao. Chúc bạn thành công trong việc lựa chọn loại đá mài dao phù hợp cho căn bếp của gia đình mình!