Làm thế nào để bảo quản và cắt lát Jamon đúng cách
Jamon (đùi heo muối Tây Ban Nha) là món ăn truyền thống trong kho báu ẩm thực của xứ sở bò tót. Tuy nhiên, nhiều người thường rất ngại mua Jamon bởi họ không biết bảo quản và lưu trữ như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chúng ta cách bảo quản và cắt lát Jamon dễ dàng để thuận tiện cho việc chế biến.
- Những điều thú vị về Tapas – món khai vị Tây Ban Nha
- Rượu vang và ẩm thực | Ăn gì khi uống rượu vang
- Cách ăn trứng cá muối – thưởng thức như một người sành ăn
Bảo quản và cắt lát Jamon đúng cách như thế nào
Thực chất, việc bảo quản và cắt lát Jamon không khó như chúng ta nghĩ. Chỉ cần nắm được những nguyên tắc cơ bản và đủ hiểu sản phẩm, chúng ta có thể thưởng thức món Jamon với hương vị hoàn hảo.
Cách bảo quản Jamon
Đùi heo muối Tây Ban Nha thường tồn tại dưới 2 dạng chính là đùi có xương và đùi không xương. Tùy theo nhu cầu chế biến, mỗi người sẽ có lựa chọn khác nhau và cách bảo quản chúng cũng có sự khác biệt.
-
Đối với đùi có xương
Mọi người thường có cảm giác e ngại khi bảo quản và cắt lát Jamon có xương. Thực chất, ngoại trừ việc đùi heo có xương khá cồng kềnh thì nó lại không tốn nhiều thao tác trong việc bảo quản. Chỉ cần bọc lại bằng vải hoặc túi nhựa rồi để ở nơi khô ráo, thoáng mát,có nhiệt độ phòng từ 16 – 25 độ C. Đùi heo còn mỡ và da bên ngoài sẽ ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật gây hại khi thịt tiếp xúc với không khí. Chính vì thế chúng ta không cần quá bận tâm đến chuyện làm thế nào để đóng gói sản phẩm này.
Để duy trì độ tươi và hương vị tự nhiên của Jamón khi chưa dùng hết, chúng ta nên dùng màng bọc thực phẩm che phủ lại cẩn thận. Bên cạnh đó, nếu Jamon đã tiếp xúc với không khí trong một thời gian dài, hãy loại bỏ lát cắt đầu tiên khi sử dụng lại vì nó không còn mùi vị ban đầu nữa.
-
Đối với đùi heo muối không xương
Bảo quản và cắt lát Jamon không xương vô cùng dễ dàng. Nếu sử dụng chưa hết, cách tốt nhất là chúng ta nên thoa một lớp dầu thực vật bên ngoài để bảo vệ thịt khỏi lớp không khí xung quanh, giúp giữ lại mùi vị tự nhiên và độ mềm mại ban đầu của thịt. Tiếp theo là dùng màng bọc thực phẩm hoặc giấy gói thịt bọc kín thành khối sau đó cho vào tủ lạnh bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Một lưu ý quan trọng là không nên bảo quản Jamón ở ngăn đông tủ lạnh. Việc này sẽ làm mỡ bị đông, các thớ thịt trở nên rời rạc và khô cứng do mất nước khiến Jamon mất đi hương vị đặc trưng.
Kỹ thuật cắt lát Jamon
Việc bảo quản và cắt lát Jamon luôn cần song hành cùng nhau. Ngoài việc bảo quản Jamon cho giữ được độ ngon chuẩn mực, chúng ta cần lưu ý về cách cắt lát Jamon sao cho dễ dàng thưởng thức trọn vị. Những lát thịt heo muối Tây Ban Nha cần độ dày vừa phải, sao cho vừa cắn vào, đầu lưỡi của chúng ta có thể cảm nhận trọn vẹn hương vị thơm ngon của món ăn nổi tiếng này. Vì vậy, kỹ thuật cắt Jamon là một trong những yếu tố quyết định đến hình thức cũng như mùi vị của món ăn.
Khi cắt lát, cần loại bỏ lớp mỡ trên cùng bề mặt Jamon cho đến khi các thớ thịt dần lộ ra. Dựa trên kết cấu lớp mỡ và thớ thịt, chúng ta dùng dao để lạng từng lát mỏng sao cho đủ kích thước một miếng cắn. Lát Jamon đạt yêu cầu là khi phần thịt đỏ tươi xen lẫn một ít mỡ trắng dùng ăn kèm với bánh mì hoặc rau củ đều vô cùng tuyệt vời.
Nếu có kế hoạch sử dụng toàn bộ đùi heo muối trong 1-2 ngày, bạn có thể loại bỏ hoàn toàn da và mỡ. Nếu không, hãy chỉ loại bỏ lớp da và mỡ bên ngoài phần Jamón dùng để ăn trong hôm đó. Để thưởng thức trọn vẹn hương vị của món Jamon hảo hạng, chúng ta nên cắt bằng con dao có độ sắc bén tốt nhất theo thứ tự: nửa mông – đầu mông – xương.
Phần thịt ở gần xương rất khó để cắt thành lát mỏng. Hãy sử dụng chúng để tạo vị ngọt thanh cho nước hầm hoặc súp rau củ và có thể gói lại bảo quản trong tủ lạnh nếu chưa dùng đến. Jamon nên được lưu trữ ở nhiệt độ phòng, nếu để trong môi trường quá lạnh, lớp mỡ sẽ tạo ra chất nhầy mờ đục.
Những hiện tượng thường thấy trên bề mặt Jamon
Thỉnh thoảng, chúng ta vẫn thường thấy nhiều mẫu nấm mốc li ti hay các đốm trắng trên bề mặt giăm bông nói chung và đùi heo muối Tây Ban Nha nói riêng. Thật ra, đó chỉ là hiện tượng tự nhiên xảy ra trong quá trình bảo quản giăm bông. Dưới đây là một số trường hợp phổ biến:
Nấm mốc
Nếu để lâu ngày, một lớp nấm mốc mỏng sẽ xuất hiện trên bề mặt giăm bông. Tuy nhiên, thành phần chính của nấm mốc này là Penicillin – một loại kháng sinh hoàn toàn vô hại. Đặc biệt, lớp nấm mốc còn tạo ra màn chắn ngăn cản vi sinh vật gây hại trong không khí ảnh hưởng đến chất lượng Jamón. Khi sử dụng, có thể loại nấm mốc bằng vải sạch hoặc vải tẩm dầu olive.
Đốm trắng li ti như hạt phấn
Thường hình thành trong quá trình đông lạnh Jamon. Thực chất, đây là các axit amin được tìm thấy trong các sản phẩm thịt và phô mai lâu năm, hoàn toàn an toàn đối với sức khỏe.
Ánh kim trên bề mặt giăm bông
Hiệu ứng này có thể nhìn thấy trên mặt cắt của giăm bông và một số bộ phận khác của thịt. Màu sắc này giống như ánh kim trên các vật dụng kim loại và không có gì ảnh hưởng đến chất lượng của giăm bông.
Muối
Muối xuất hiện trên bề mặt giăm bông trong điều kiện khô ráo. Loại muối vô cơ này không ảnh hưởng đến hương vị của Jamón và có thể làm sạch một cách dễ dàng.
Việc bảo quản Jamon sẽ thật dễ dàng nếu như chúng ta nắm rõ những nguyên tắc cơ bản. Tomimarkets hi vọng, với những thông tin chúng tôi cung cấp có thể giải đáp cho khách hàng phần nào về cách bảo quản và cắt lát Jamon. Để tìm hiểu thêm những thông tin thú vị về món Jamon vui lòng đến với fanpage Tomimarkets – Chuyện bếp.