Sơ chế hải sản
Mẹo bếp

Mẹo hay giúp việc sơ chế hải sản trở nên đơn giản

Hải sản là loại thực phẩm chữa nhiều dinh dưỡng nhưng lại có mùi tanh khá khó chịu. Phải sơ chế hải sản thế nào để có được bữa ăn ngon? Cùng Tomimarkets tìm hiểu nhé!

Sơ chế cá biển

Các biển có thịt chắc, ngon, chính vì vậy, nó được khá nhiều gia đình yêu thích và lựa chọn cho bữa ăn. Đặc biệt đối với các gia đình thành thị, cá biển giống như “của hiếm”, rất khó để mua được cá biển tươi.

Sơ chế hải sản: Cá biển
Các bà nội trợ thường sử dụng muối để làm sạch mùi tanh của cá biển    

Hãy bắt đầu công đoạn sơ chế cá biển bằng cách làm sạch vảy, cắt vây và rửa hết nhớt trên thân cá. Nếu cá không có vảy, nên cắt bỏ phần mỡ trên da cá vì đây là phần tập trung nhiều chất bẩn nhất trên mình cá biển. Với một số loại cá nặng mùi, hãy sử dụng muối chà sát lên thân cá và rửa lại bằng nước sạch. Việc làm này giúp giảm bớt mùi tanh của cá, cho món cá sau chế biến thơm ngon hơn.

Sơ chế sứa tươi

Sứa tươi tuy không phải là loại hải sản xuất hiện thường xuyên trong bữa cơm nhưng nó là nguyên liệu vô cùng phù hợp để làm món nhậu, món ăn trong mâm cỗ. Sứa tươi có thể được muối hay sử dụng làm nộm, gỏi. Dù được chế biến bằng bất cứ cách thức nào, chúng ta cũng không thể bỏ quên bước sơ chế sứa tươi.

Sơ chế hải sản; Sứa tươi
Sứa tươi cần được bóp muối để ra hết độc tố

Hãy dùng muối ăn để làm sạch 3 lần cho sứa bằng cách chà sát cho đến khi sứa ra nước liên tục. Đây là cách mà những người dân ven biển thường dùng để loại bỏ nhớt và chất độc có trong thân sứa. Bằng cách khác, chúng ta có thể rửa sạch rồi ngâm sứa trong giấm khoảng 15 phút. Sau đó đun chúng trong nước sôi đến 100 độ C. Đôc tố, chất bẩn và chất gây mùi sẽ được loại bỏ hoàn toàn cho món sứa tươi ngon giòn, hương vị hoàn hảo.

>>> Có thể bạn quan tâm: Kỹ thuật sơ chế nguyên liệu đúng cách, bà nội trợ không nên bỏ lỡ

Sơ chế cua

Hãy sử dụng một chiếc bàn chải nhỏ, làm sạch tất cả các chất bẩn trên bề mặt cua. Ngâm cua trong nước muối để loại bỏ sâu hơn các chất bẩn. Tùy theo phương thức chế biến, chúng ta có thể lựa chọn sơ chế cua kỹ hơn hay dùng lại ở bước làm sạch.

Sơ chế hải sản: Sơ chế cua
Cần dùng bàn chải để rửa sạch những vết bần trên thân và chân cua trước khi chế biến

Nếu bạn muốn nấu món cạnh cua, việc tách mai, loại bỏ lông cua và phần yếm và điều nên làm. tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn hấp hoặc luộc cua đơn thuần, hãy để nguyên con để hương vị được trọn vẹn nhất.

Sơ chế tôm

Tôm là loại hải sản không có quá nhiều mùi tanh và cũng không quá khó để sơ chế. Tuy nhiên chúng ta thường mất khá nhiều thời gian với đường chỉ đen của tôm. Khi sơ chế tôm, hầu hết các bà nội trợ thường cắt bỏ phần đầu và chân, đồng thời rút phần chỉ đen trên sống lưng bằng cách dùng tăm hoặc dùng dao khứa dọc theo sống lưng đối với loại tôm to. Sau đó, tôm cần được rửa sạch và chế biến theo cách mà bạn muốn.

Sơ chế hải sản: Tôm
Tôm là loại hải sản rất dễ sơ chế

Trong những bàn tiệc, tôm sú thường được luộc hoặc đem chiên xù nguyên con mà không cắt bỏ đầu hay rút chỉ đen. Chính vì vậy, bước làm sạch tôm với nước rất được chú trọng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Top 4 mẹo bảo quản thực phẩm tươi lâu hơn

Sơ chế mực

Sơ chế mực là công đoạn khá cầu kỳ bởi với loại hải sản này, ngoài việc khử mùi tanh, chúng ta còn cần làm sạch phần dịch trong mắt và túi mực của chúng.

Sơ chế hải sản: mực
Khi sơ chế mực chúng ta cần làm sạch phần dịch trong mắt và túi mực của chúng

Để sơ chế mực đúng cách, hãy thực hiện theo những bước dưới đây:

Bước 1: Kéo nhẹ phần râu mực ra khỏi thân
Bước 2: Loại bỏ phần túi mực và tuyến tiêu hóa hay còn gọi là mắt ở phần râu mực
Bước 3: Rút mai ra khỏi thân mực
Bước 4: Xẻ dọc phần thân hoặc lộn mặt trong thân và làm sạch

Chúng ta có thể tách phần da mực hoặc giữ nguyên và cắt sao cho phù hợp với cách chế biến.

Sơ chế hải sản có vỏ 

Sơ chế hải sản có vỏ
Để sơ chế các loại hải sản có vỏ như ốc, ngao,… chúng ta cần ngâm với dung dịch nước muối và ớt cắt lát

Đối với các loại hải sản có vỏ khác như ốc, ngao, móng tay,… chúng ta sơ chế bằng cách ngâm chúng ít nhất 30 phút trong dung dịch nước muối và ớt cắt nhỏ. Trong quá trình ngâm, sau 30 phút chúng ta nên thay nước để rửa trôi các chất bẩn. Đặc thù của loại hải sản này là chứa rất nhiều cát, việc ngâm trong dung dịch này giúp loại bỏ cát trong ruột hải sản.

>>> Có thể bạn quan tâm: Mẹo giữ cho trái cây luôn tươi mới

Sơ chế hải sản khô

Với các món tôm, cá khô,… chúng ta nên dùng nước đun sôi chúng trong khoảng 10 – 15 phút rồi để ráo, sau đó mới chế biến thành các món ăn chín. Bằng cách này, hải sản khô sẽ mềm hơn, dễ ăn hơn đồng thời loại bỏ được tạp chất trong quá trình phơi khô.

Sơ chế hải sản khô
Khi sơ chế hải sản khô chúng ta cần ngâm thực phẩm để loại bỏ tạp chất

Để bữa cơm với những món hải sản trở nên ngon hơn, hãy tìm hiểu những phương pháp sơ chế hải sản đúng cách. Chúc bạn và gia đình luôn có những bữa cơm trọn vẹn!